Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ 2023

15:43 14/09/2023

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

                                                   NGÀNH:                                      CÔNG NGHỆ SINH HỌC

                                                   MÃ SỐ:                                         94021                     

 

Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Công nghệ sinh học, ban hành theo Quyết định số 185/QĐ-CNSH ngày 29 tháng 08 năm 2023 của Viện trưởng Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2023
                                                                                                                                             VIỆN TRƯỞNG

                                                                                                                                                    (đã ký)

 

                                                                                                                                          Trịnh Thành Trung

 

Hà Nội, 2023

Xem văn bản gốc tại đây.

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về ngành đào tạo

Tên ngành đào tạo:

  • Tiếng Việt: Công nghệ sinh học
  • Tiếng Anh: Biotechnology

Mã số ngành đào tạo: 9420201
Trình độ đào tạo: Tiến sĩ
Thời gian đào tạo: 03 năm đối với người có bằng thạc sĩ và 04 năm đối với người chưa có bằng thạc sĩ
Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

  • Tiếng Việt: Tiến sĩ ngành Công nghệ sinh học
  • Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Biotechnology

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu của chương trình là đào tạo những cán bộ khoa học có năng lực, trình độ chuyên môn sâu về công nghệ sinh học (CNSH) làm nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển nền công nghiệp sinh học của đất nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Đào tạo những nhà khoa học trong lĩnh vực CNSH tập trung vào đối tượng vi sinh vật trong nông nghiệp, CNSH thực phẩm, CNSH môi trường và CNSH y dược, đạt các tiêu chí sau:

  • Có trình độ cao về lý thuyết, kiến thức chuyên sâu một cách hệ thống về CNSH với đối tượng vi sinh vật;
  • Có khả năng tư duy logic, nghiên cứu độc lập, sáng tạo, song song với khả năng hội nhập và làm việc nhóm;
  • Có năng lực quản lý và định hướng phát triển ngành CNSH, vận dụng kiến thức vào công tác nghiên cứu, phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học công nghệ và ứng dụng;
  • Luôn sẵn sàng kết nối với cộng đồng, nhóm người, cá nhân liên quan để giải quyết các vấn đề của đất nước liên quan đến CNSH.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh: xét tuyển

Xét duyệt thông qua đánh giá hồ sơ chuyên môn theo quy định, hướng dẫn tuyển sinh sau đại học hàng năm của ĐHQGHN.

3.2. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo tiến sĩ phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

  1. Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên;
  2. Có đủ sức khoẻ để học tập;
  3. Tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên ngành phù hợp. Trường hợp phải bổ sung kiến thức thì cần hoàn thành trước khi đăng kí dự tuyển;
  4. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành;
  5. Có kinh nghiệm nghiên cứu thông qua luận văn thạc sĩ. Đối với các thí sinh có bằng thạc sĩ nhưng phải học bổ sung kiến thức hoặc thí sinh dự tuyển từ cử nhân thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả của tối thiểu 01 công bố khoa học (bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận).
  6. Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lý do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lý do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
  7. Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:
    • Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;
    • Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh (NCS) và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh;
    • Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
  8. Người dự tuyển phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
    • Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
    • Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
    • Chứng chỉ ngoại ngữ tương đương với trình độ Bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam) trong thời hạn 2năm kể từ ngày thi lấy chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển được cấp bởi các cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội chấp nhận;
    • Trong các trường hợp trên nếu không phải là tiếng Anh, thì người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh. Hội đồng tuyển sinh sẽ thành lập tiểu ban để đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp trong chuyên môn của các thí sinh thuộc đối tượng này.
  9. Những người có bằng Thạc sĩ cần có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác chuyên môn trong lĩnh vực liên quan đến công nghệ sinh học (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học).
  10. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của đơn vị đào tạo.
  11. Hồ sơ tuyển sinh
    1. Đơn đăng ký dự tuyển;
    2. Sơ yếu lý lịch cá nhân;
    3. Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ và minh chứng về chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và thâm niên công tác theo quy định; Giấy chứng nhận công nhận văn bằng trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
    4. Đề cương nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu, nội dung.
    5. Thư giới thiệu của tối thiểu một nhà khoa học theo quy định.
    6. Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức);
    7. Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của Viện.

3.3. Danh mục các ngành/chuyên ngành phù hợp

STT Danh mục ngành Mã ngành (theo thông tư 09/2022/TT-BGDĐT ban hành ngày 06/06/2022)
Thạc sĩ Cử nhân
I Ngành đúng
1 Công nghệ sinh học 8420201 7420201
II Ngành phù hợp không phải bổ sung kiến thức
1 Vi sinh vật học 8420107
2 Sinh học 8420101 7420101
3 Sinh học thực nghiệm 8420114
4 Hóa sinh học 8420116
5 Sinh thái học 8420120
6 Di truyền học 8420121
7 Khoa học Y sinh 8720101
8 Kỹ thuật sinh học 7420202
9 Sinh học ứng dụng 7420203
III Ngành phù hợp phải bổ sung kiến thức
1 Công nghệ thực phẩm 8540101 7540101
2 Khoa học môi trường 8440301 7440301
3 Bảo vệ thực vật 8620112 7620112
4 Bệnh học thủy sản 8620302 7620302
5 Bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới 8720109 7720109

 

Các thạc sĩ phù hợp phải bổ sung kiến thức cần hoàn thành việc bổ sung kiến thức trước khi ứng tuyển. Các học phần bổ sung là 2 trong 5 học phần sau:

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
1 IMB 8001 Phân loại sinh vật
Microbial taxonomy
2
2 IMB 8002 Công nghệ lên men
Fermentation technology
2
3 IMB 8007 Các chất có hoạt tính sinh học từ vi sinh vật và cải biến sinh học
Bio-active compounds from microorganisms and genetic engineering
2
4 IMB 8008 Hóa sinh protein và proteomics
Protein chemistry and proteomics
2
5 IMB 8012 Nghiên cứu tách chiết và tinh sạch các chất cho hoạt tính sinh học từ vi sinh vật
Isolation and purification of bio-active compounds from microorganisms

 

Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá mức độ phù hợp của người dự tuyển với chương trình đào tạo và xác định các học phần bổ sung tương ứng, đảm bảo đáp ứng chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo và các quy định hiện hành.

Kế hoạch tuyển sinh chi tiết được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh, hướng dẫn tuyển sinh sau đại học hàng năm của ĐHQGHN.

3.4. Dự kiến quy mô tuyển sinh: 1-2 NCG/năm

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Yêu cầu về chất lượng luận án

Luận án tiến sĩ của chương trình đào tạo là một đề tài nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực CNSH liên quan đến đối tượng vi sinh vật với nội dung nghiên cứu có giá trị cao về khoa học. Đề tài là một vấn đề khoa học, công nghệ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, cần được giải quyết một cách sáng tạo, đòi hỏi cách tiếp cận và/hoặc phương pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học hoặc ứng dụng thực tiễn của lĩnh vực CNSH.
Chất lượng luận án đảm bảo về mặt nội dung chuyên môn và hình thức theo quy định:

  1. Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của NCS, chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.
  2. NCS phải trình bày nội dung, kế hoạch nghiên cứu với (tập thể) người hướng dẫn chậm nhất 3 tháng sau khi nhận đề tài luận án và báo cáo kết quả nghiên cứu 6 tháng 1 lần trong thời gian thực hiện luận án. Những kết quả đánh giá báo cáo là điều kiện để xem xét việc đề nghị cho bảo vệ luận án;
  3. Cấu trúc của luận án tiến sĩ phải đảm bảo tối thiểu có các phần sau:
    • Mở đầu: giới thiệu tóm tắt về công trình nghiên cứu, lý do lựa chọn đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài;
    • Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án đã được công bố ở trong và ngoài nước, chỉ ra những vấn đề mà luận án sẽ tập trung giải quyết, xác định mục tiêu của đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu;
    • Cơ sở lý thuyết, lý luận và giả thuyết khoa học; phương pháp nghiên cứu; kết quả nghiên cứu và phân tích đánh giá.
    • Kết luận và kiến nghị: trình bày những phát hiện mới, những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu; kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo.
    • Danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn và sử dụng trong luận án;
    • Danh mục các công trình/bài báo đã công bố liên quan đến đề tài luận án của NCS;
    • Phụ lục (nếu có).
  4. Hình thức và cách thức trình bày luận án theo quy định hiện hành của ĐHQGHN (theo mẫu ở phụ lục)
  5. Tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại luật sở hữu trí tuệ: Kết quả nghiên cứu trong luận án phải là kết quả lao động của chính nghiên cứu sinh thu được chủ yếu trong thời gian đào tạo. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó NCS đóng góp phần chính thì phải xuất trình các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó đồng ý cho NCS sử dụng kết quả chung của tập thể để viết luận án. NCS phải cam đoan về nội dung luận án.
  6. Yêu cầu về công bố khoa học: NCS trong quá trình đào tạo phải là tác giả chính của các công bố khoa học có tổng điểm đạt từ 2,0 trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định. Các công bố quốc tế phải được viết bằng tiếng Anh, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước phải thuộc danh mục được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tối thiểu 0,75 điểm và phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
    • Có tối thiểu 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus;
    • Có 01 bằng phát minh sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp và tối thiểu 01 công bố quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (i) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (ii) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (iii) báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (iv) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN;
    • Có tối thiểu 02 công bố quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (i) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc (ii) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín quốc tế phát hành, hoặc (iii) báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN, hoặc (iv) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN.
  7. Bản tóm tắt luận án phản ánh trung thực kết cấu, bố cục và nội dung của luận án, phải ghi đầy đủ toàn văn kết luận của luận án. Bản thông tin luận án không quá 2 trang (phần kết quả từ 200 đến 300 từ) bằng tiếng Việt và tiếng Anh trình bày tóm tắt những nội dung cơ bản, những nội dung mới và những kết quả nghiên cứu, đóng góp quan trọng nhất của luận án.
  8. Khuyến khích NCS viết luận án và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh;

2. Yêu cần về năng lực nghiên cứu

  • Có khả năng giải quyết các vấn đề khoa học chuyên sâu, tiếp cận được với nhiều phương pháp nghiên cứu tiên tiến.
  • Năng lực tiến hành nghiên cứu và công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.

3. Chuẩn đầu ra về kiến thức (Knowledge – K)

K1. Hiểu và vận dụng các kiến thức cốt lõi, nền tảng thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học;
K2. Hiểu, vận dụng, phân tích và đánh giá các kiến thức, các phương pháp chuyên sâu của công nghệ sinh học để áp dụng một cách sáng tạo vào nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu;
K3. Vận dụng các kiến thức liên ngành (vi sinh vật học, hóa sinh, sinh học phân tử, đa dạng và bảo tồn vi sinh vật…) để phân tích, đánh giá và sáng tạo tri thức mới (phát triển công nghệ/giải pháp mới) trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

4. Chuẩn đầu ra về kỹ năng (Skill – S)

S1. Vận dụng thành thạo các lí thuyết khoa học, các phương pháp và công cụ phục vụ nghiên cứu;
S2. Tích lũy và liên tục cập nhật kiến thức mới về công nghệ sinh học;
S3. Suy luận, phân tích các vấn đề khoa học để đưa ra những hướng xử lí
các vấn đề mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học một cách sáng tạo, hiệu quảo;
S4. Quản lí, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển: lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, thích ứng môi trường làm việc;
S5. Có kỹ năng ngôn ngữ tốt (tiếng Việt và tiếng Anh) để khai thác các tài liệu chuyên ngành trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học và phổ biến các kết quả nghiên cứu thông qua việc công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.

5. Chuẩn đầu ra về mức độ tự chủ và trách nhiệm (Responsibility – R)

R1. Có năng lực phát hiện, nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới;
R2. Có năng lực đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới;
R3. Có khả năng thích ứng, định hướng và dẫn dắt những người khác;
R4. Có khả năng phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia;
R5. Có khả năng quản lí nghiên cứu và có trách nhiệm trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp;
R6. Có phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, kiên trì và say mê công việc; trung thực, có trách nhiệm với công việc, kết quả nghiên cứu khoa học thu được, với cộng đồng khoa học và xã hội; có các phẩm chất đạo đức của một công dân trí thức với tinh thần dân tộc, tôn trọng pháp luật, hiểu biết về văn hóa truyền thống Việt Nam.

6. Vị trí làm việc của NCS sau khi tốt nghiệp

Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:

  • Giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước;
  • Đảm nhiệm chủ trì các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn;
  • Trở thành các chuyên gia, lãnh đạo nhóm nghiên cứu, lãnh đạo các tổ chức khoa học công nghệ hoặc quản lý;
  • Công tác tại các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân (đặc biệt các doanh nghiệp có yếu tố liên kết với nước ngoài) hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tạo sản phẩm phục vụ đời sống.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau tốt nghiệp, người học có thể nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu thông qua các chương trình sau tiến sĩ cũng như tham gia các đề tài nghiên cứu ngắn hạn hay dài hạn thuộc nghiên cứu cơ bản và ứng dụng các cấp.

PHẦN III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 90 tín chỉ đối với NCS đã có bằng thạc sĩ và 120 tín chỉ đối với NCS có bằng cử nhân. Bao gồm:

  • Phần 1. Các học phần bổ sung (dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ): 30 tín chỉ
  • Phần 2. Các học phần tiến sĩ: 8 tín chỉ
    • Học phần bắt buộc: 6 tín chỉ
    • Học phần tự chọn: 2 tín chỉ
  • Phần 3. Các chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan và nghiên cứu khoa học: 8 tín chỉ
    • Các chuyên đề tiến sỹ: 6 tín chỉ
    • Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ
    • Nghiên cứu khoa học: Không tính số tín chỉ nhưng là yêu cầu bắt buộc
  • Phần 4. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo: không tính số tín chỉ
  • Phần 5. Luận án tiến sĩ: 74 tín chỉ

2. Khung chương trình đào tạo

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Số giờ tín chỉ
Lí thuyết Thực hành Tự học
Phần 1. Các học phần bổ sung (dành cho các NCS chưa có bằng thạc sĩ)
Các NCS sẽ được gửi theo học tại Khoa Sinh, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội để hoàn thành các học phần sau 30
1.1 Các học phần bắt buộc 24
1 PHI5001 Triết học
Philosophy
3 30 15
2 ENG6001 Tiếng Anh học thuật
English for Academic Purposes
3 30 15
3 BIO6002 Sinh học phân tử tế bào
Molecular Cell Biology
3 30 15
4 BIO6030 Công nghệ sinh học vi sinh vật
Microbial Biotechnology
3 25 15 5
5 BIO6070 Công nghệ protein tái tổ hợp
Recombinant protein technology
3 30 15
6 BIO6047 Công nghệ tế bào động vật
Animal Cell Biology
3 25 15 5
7 BIO6092 Kỹ nghệ Protein
Protein Engineering
3 25 15 5
8 BIO6123 Công nghệ sinh học thực vật
Plant Biotechnology
3 25 15 5
1.2 Các học phần tự chọn 6/15
9 BIO6093 Công nghệ ARN
RNA technology
3 30 15
10 BIO6098 Công nghệ sinh học nano
Nanobiotechnology
3 30 15
11 BIO6072 Sinh học nấm
Fungal Biology
3 30 15
12 BIO6124 Các chất chuyển hóa thứ sinh
Secondary metabolite substances
3 30 15
13 BIO6067 Cơ sở sinh thái học
vi sinh vật và ứng dụng
Microbial Ecology:
Fundamentals and Applications
3 30 15
Phần 2. Các học phần tiến sĩ 8
2.1 Các học phần bắt buộc 6
1 IMB 8003 Các phương pháp
nghiên cứu vi sinh vật học
Methods in studying microbiology
2 20 10 0
2 IMB 8004 Tin sinh học nâng cao
Advanced bioinformatics
2 15 15 0
3 IMB 8005 Tiếng Anh học thuật nâng cao
Advanced English for specialized purposes
2 10 15 5
2.2 Các học phần tự chọn
Đối với các NCS là thạc sĩ phải bổ sung kiến thức thì lựa chọn các học phần khác với các học phần đã học bổ sung
2/14
4 IMB 8006 Miễn dịch phân tử và vacin thế hệ mới
Molecular immunology and
new generation of vaccines
2 15 15 0
5 IMB 8007 Các chất có hoạt tính sinh học từ
vi sinh vật và cải biến di truyền
Bio-active compounds
from microorganisms and
genetic engineering
2 15 15 0
6 IMB 8008 Hóa sinh protein và proteomics
Protein chemistry and Proteomics
2 15 15 0
7 IMB 8009 Vi sinh y học nâng cao
Advanced medical microbiology
2 15 15 0
8 IMB 8010 Vi sinh vật học môi trường nâng cao
Advanced environmental microbiology
2 15 15 0
9 IMB 8011 Công nghệ nano sinh học
Nanobiotechnology
2 15 15 0
10 IMB 8012 Nghiên cứu
tách chiết và tinh sạch các chất
cho hoạt tính sinh học từ vi sinh vật
Isolation and purification of bio-active compounds from microorganisms
2 15 15 0
Phần 3. Các chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan và nghiên cứu khoa học 6
3.1 Các chuyên đề tiên sĩ
03 chuyên đề được xây dựng trên cơ sở Đề cương nghiên cứu đã được Tiểu ban đánh giá hồ sơ chuyên môn thông qua; phù hợp và phục vụ cho hướng nghiên cứu của Luận án trong đó có 01 chuyên đề bảo vệ bằng ngoại ngữ.
11 IMB 8013 Chuyên đề 1
Special Topic 1
2 0 0 30
12 IMB 8014 Chuyên đề 2
Special Topic 2
2 0 0 30
13 IMB 8015 Chuyên đề 3
Special Topic 3
2 0 0 30
3.2 Tiếu luận tổng quan
14 IMB 9001 Tiểu luận tổng quan
Literature Review Paper
2 0 0 30
3.3 Nghiên cứu khoa học
NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn.
Phần 4. Tham gia sinh học chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo

NCS có trách nhiệm đăng ký với đơn vị chuyên môn thực hiện các hoạt động trợ giảng và hỗ trợ đào tạo: trợ giảng bậc đại học hoặc thạc sĩ; hướng dẫn sinh viên hoặc học viên cao học thực hành, thực tập; hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp đại học cho sinh viên; hoạt động giảng dạy, trợ giảng, hướng dẫn thực tập cho các khóa ngắn hạn, bồi dưỡng trong quá trình đào tạo và phải hoàn thành (có minh chứng) trước khi làm thủ tục bảo vệ luận án.

Phần 5. Luận án tiến sĩ
15 IMB 9002 Luận án tiến sĩ
PhD Dissertation
74
Tổng cộng 120

Bảng ma trận tích hợp chuẩn đầu ra của các thành phần trong chương trình đào tạo

Thành phần

Chuẩn đầu ra

BB2 BB2 BB3 TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 TC7 TLTQ NCKH SHCM
1. Kiến thức (K)
K1 5 5 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 6
K2 5 5 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 6
K3 4 5   4 4 4 4 4 4 4 5 5 6 5
2. Kỹ năng (S)
S1 5 5 4 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6
S2 5 5 6 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6
S3 4 4 6 4 4 4 4 4 4 4 6 6 6
S4 4 4 5 4 4 4 4 4 4 4 5 5 6 6
S5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 6
3. Tự chủ và trách nhiệm (R)
R1 x x x x x x x x x x x x x x
R2 x x x x x x x x x x x x x x
R3 x x
R4 x x
R5 x x
R6 x x x x x x x x x x x x x x

Ghi chú:

  • 6 bậc theo thang Bloom: 1. Ghi nhớ; 2. Hiểu; 3. Ứng dụng; 4. Phân tích, tổng hợp; 5. Đánh giá; 6. Sáng tạo
  • Chữ viết tắt: BB: bắt buộc; TC: tự chọn; CĐ: chuyên đề; TLTQ: tiểu luận tổng quan; NCKH: nghiên cứu khoa học; SHCM: sinh hoạt chuyên môn

3. Danh mục tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Danh mục tài liệu tham khảo
(tài liệu bắt buộc, tài liệu đọc thêm)
1 IMB8001 Phân loại vi sinh vật
Microbial taxonomy
2 1. Tài liệu bắt buộc:
Trends in the Systematics of Bacteria and Fungi, Paul Bridge, David Smith, and Erko Stackebrandt, CABI, 2020.
Microbiology: An Introduction, Gerard Tortora, Berdell Funke, and Christine Case, 13th edition, Pearson, 2021.
Bergey’s manual of Systematic Bacteriology. Volume 5: The actinobacteria, Michael Goodfellow, Peter Kämpfer, Hans-Jürgen Busse, Martha E. Trujillo, Ken-ichiro Suzuki, Wolfgang Ludwig, and William B. Whitman, Springer, 2012.
Bergey’s manual of Systematic Bacteriology. Volume 3: The firmicutes, Paul Vos, George M. Garrity, Dorothy Jones, Noel R. Krieg, Wolfgang Ludwig, Fred A. Rainey, Karl-Heinz Schleifer, William B. Whitman, Springer, 2009.2. Tài liệu tham khảo thêm:
– Prescott L, Harley J, Klein D (2002). Microbiology, 5th Ed. International edition.
– Staley JT, Reysenbach AL (2002) Biodiversity of microbial life. Wiley-Liss.
2 IMB8002 Công nghệ lên men
Fermentation technology
2 1. Giáo trình bắt buộc:
Essentials in Fermentation Technology, Aydin Berenjian, Springer, 2019.
Principles of Fermentation Technology, Peter F. Stanbury, Allan Whitaker, and Stephen J. Hall, Elsevier, 2017.
Principles and Applications of Fermentation Technology, Arindam Kuila and Vinay Sharma, John Wiley & Sons, 2018.2. Tài liệu tham khảo thêm:
– Moo-young M. Comprehensive Biotechnology. Pergamon Press Oxford, 2019.
3 IMB8003 Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Methods in
studying microbiology
2 1. Tài liệu bắt buộc:
Methods for General and Molecular Bacteriology, Philipp G., Murray R.G.E., Krieg N.R., Willis A.W.. American Society for Microbiology (ASM), 1994, 2009.
A Laboratory Manual in General Microbiology, Benson HJ. Microbiological Application. 8th Ed. McGraw-Hill, 2002.2. Tài liệu tham khảo thêm:
– Harley JP, Prescott LM (2002) Laboratory Exercises in Microbiology. 5th ed. The McGraw-Hill Companies Inc, New York, USA.
– Goldman E, Green LH (2009) Practical Handbook of Microbiology. 2nd ed. CRC Press, Taylor & Francis Group, New York, USA.
– Tiwari RP, Hoondal GS, Tewari R (2009) Laboratory Techniques in Microbiology and Biotechnology. Bharat Bhushan, New Delhi, India.
– Atlas RM (2010) Handbook of Microbiological Media. 4th ed. CRC Press, Taylor & Francis Group, New York, USA.
4 IMB8004 Tin sinh học nâng cao
Advanced bioinformatics
2 1. Tài liệu bắt buộc:
Bioinformatics – Sequence and Genome Analysis, David W. Mount, 1st edition. Cold Spring Harbor Laboratory Press, New York, 2001.
Bioinformatics – Sequence, structure and databanks, Des Higgins, Willie Taylor, Oxford University Press, Oxford, 2004.2. Tài liệu tham khảo thêm:
– Stephen A. Krawetz, David D. Womble, Introduction to Bioinformatics- A theoretical and Practical Approach. 1st edition. Humana Press, ISBN: 158829241X. May 2003.
– Andreas D. Baxevanis, B.F. Francis Ouellette, Bioinformatics – A practical guide to the analysis of genes and protein. 3rd edition. Wiley, John & Sons, incorporated. ISBN: 0471478784. October 2004.
– Jeffrey Augen, Bioinformatics in the Post-Genomic Era: Genome, Transcriptome, Protome, and Information-Based Medicine. 1st edition. Addison-Wesley. ISBN: 0321173864. August 2004.
– Atlas RM (2010) Handbook of Microbiological Media. 4th ed. CRC Press, Taylor & Francis Group, New York, USA.
– Anna Tramontano, The Ten Most Wanted Solutions in Protein Bioinformatics. 1st edition. CRC Press. ISBN: 1584884916. May 2005.
– Nisbet, Robert, Bioinformatics – Handbook of Statistical Analysis and Data Mining Applications. John Elder IV, Gary Miner. Academic Press. p. 328. Retrieved 9 May 2014.
5 IMB8005 Tiếng Anh
học thuật nâng cao
Advanced English for specialized purposes
2 – Theo tài liệu giáo trình B2, Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN.
– Giáo trình theo nội dung chuyên ngành của Viện Vi sinh vật và CNSH.
6 IMB8006 Miễn dịch phân tử và vacin thế hệ mới
Molecular immunology and new generation
of vaccines
2 Miễn dịch học cơ sở, Đỗ Ngọc Liên (2008), NXB ĐHQGHN.
New Generation of Vaccines, Levine MM, Dougan G, Good FM, Liu AM, Nabel JG, James P. Nataro PJ, Rappuoli R, (2009), 4th Ed., Informa Healthcare USA Inc. 2010.
7 IMB8007 Các chất cho hoạt tính sinh học từ vi sinh vật và cải biến di truyền
Bio-active compounds from microorganisms and genetic engineering
2 1. Tài liệu bắt buộc:
Biotechnology and genetic engineering, , Kathy Wilson Peacock , Global issues, Facts on File, Inc., New York, USA, 2010.
Molecular Biology and Biotechnology, John M Walker, Ralph Raply, 5th Edition, RSC Publishing, UK, 2009.
2. Tài liệu tham khảo thêm:
– Omura S (1992) The search for bioactive compounds from microorgarnism, Spring-Verlag New York Inc.
– Kieser T, Bibb MJ, Buttner MJ, Chater KF, Hopwood DA (2000) Practical Streptomyces Genetics. John Innes Foundation.
8 IMB8008 Hóa sinh protein
và proteomics
Protein chemistry and Proteomics
2 1. Tài liệu bắt buộc:
Giáo trình Hóa sinh học cơ sở, Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng, Lê Thị Phương Hoa, Nguyễn Huỳnh Minh Quyên, Đào Văn Tấn, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.
Hóa sinh học các chất phân tử lớn trong hệ thống sống, Phạm Thị Trân Châu, Đỗ Ngọc Liên, Nguyễn Huỳnh Minh Quyên, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
Introduction to proteomics: tools for the new biology, Liebler DC, Humana Press, 2002.
Proteomics for Biological Discovery, Veenstra TD, Yates JR, John Wiley & Sons, 2019.
2. Tài liệu tham khảo thêm:
– Hóa sinh học, Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng, NXB Giáo dục, 2009.
9 IMB8009 Vi sinh vật
y học nâng cao
Advanced medical microbiology
2 1. Tài liệu bắt buộc:
Principles and Practice of Infectious Diseases, Gerald L. Mandell, John E. Bennett, and Raphael Dolin, 6th edition, Churchill Livingstone, Elsevier Inc., USA, 2005.
Bacterial Infections of Humans, Epidemiology and Control, Philip S. Brachman, and Elias Abrutyn, 4th edition, Springer, New York, USA, 2009.
Prescott’s Principles of Microbiology, Joanne M. Willey, Linda M. Sherwood, and Christopher J. Woolverton, the McGraw-Hill Companies Inc, New York, USA, 2009.
Antibiotic Discovery and Development, Thomas J. Dougherty, and Michael J. Pucci, Springer, New York, USA, 2012.
2. Tài liệu tham khảo thêm:
– Wilks D, Farrington M, Rubenstein D (2003) The Infectious Diseases Manual. 2nd ed. Blackwell Science, Massachusetts, USA.
10 IMB8010 Vi sinh vật học môi trường nâng cao
Advanced environmental microbiology
2 1. Tài liệu bắt buộc:
The Prokaryotes, Dworkin M, Falkow S, Rosenberg E, Schleifer KH, Stackebrandt E eds. 3rd edition, Springer, Berlin Heidelberg New York, 2006.
Environmental microbiology: methods and protocols, Spencer J.F.T. and Spencer A.L.R eds. Humana Press Inc., Totowa, New Jersey, 2004.
2. Tài liệu tham khảo thêm:
– Alexander M (1994) Biodegradation and bioremediation. Academic Press, New York.
– Atlas RM, Bartha R (1998). Microbial Ecology: Fundamentals and Applications. 4th ed. Addison-Wesley, NY.
– Bitton G (1999) Wastewater Microbiology. Wiley-Liss, NY.
– Pepper IL, Gerba CP, Brendecke JW (1995) Environmental microbiology – A Laboratory manual. Academic Press, New York.
11 IMB8011 Công nghệ
nano sinh học
Nanobio-technology
2 Tài liệu bắt buộc:
Nano-Biotechnology. Bio Inspired Devices and Materials of the future, Dworkin M, Falkow S, Rosenberg E, Schleifer KH, Stackebrandt E eds. 3rd edition, Shoseyov O, Levy I., Humana Press, 2008.
Biomedical nanostructures, Gonsalves K, Halberstadt C, Laurencin C, Nair L., John Wiley & Sons, 2007.
Nanotechnology for the life science, Challa SS, Kumar R, WILEY-VCH, 2005.
12 IMB8012 Nghiên cứu tách chiết và tinh sạch các chất cho hoạt tính sinh học từ
vi sinh vật
Isolation and purification of bio-active compounds from microorganisms
2 Tài liệu bắt buộc:
Bioactive natural products: Detection, Isolation and Structural determination, Steven M. Colegate, Russell J. Molyneux, 2nd edition, CRC Press, Taylor & Francis Group. 2008.

4. Đội ngũ cán bộ giảng dạy

TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Cán bộ giảng dạy
Họ và tên Chức danh khoa học, học vị Chuyên ngành
đào tạo
Đơn vị
công tác
1 IMB 8001 Phân loại vi sinh vật
Microbial taxonomy
2 Trịnh Thành Trung TS Vi sinh vật học Viện VSV và CNSH, ĐHQGHN
Hoàng Thị Lan Anh TS Hóa sinh
Phạm Thị Thúy Vân TS Hóa sinh
2 IMB 8002 Công nghệ lên men
Fermentation technology
2 Trịnh Thành Trung TS Vi sinh vật học Viện VSV và CNSH, ĐHQGHN
3 IMB 8003 Các phương pháp nghiên cứu
vi sinh vật
Methods of studying microbiology
2 Đinh Thúy Hằng PGS. TS Vi sinh vật học Viện VSV và CNSH, ĐHQGHN
Nguyễn Thị Hải TS CNSH
Hoàng Thị Lan Anh TS Hóa sinh
4 IMB 8004 Tin sinh học
nâng cao
Advanced bioinformatics
2 Hoàng Văn Vinh TS Sinh học phân tử Viện VSV và CNSH, ĐHQGHN
Nguyễn Quỳnh Uyển TS CNSH/
Vi sinh/
Miễn dịch
5 IMB 8005 Tiếng Anh học thuật nâng cao
Advanced English for specialized purposes
2 Nguyễn Quỳnh Uyển TS CNSH/
Vi sinh/
Miên dịch
Viện VSV và CNSH, ĐHQGHN
Đinh Thúy Hằng PGS. TS Vi sinh vật học
6 IMB 8006 Miễn dịch phân tử và vacin thế hệ mới
Molecular immunology and new generation of vaccines
2 Nguyễn Quỳnh Uyển TS CNSH/
Vi sinh/
Miên dịch
Viện VSV và CNSH, ĐHQGHN
Hoàng Văn Vinh TS Sinh học phân tử
Nguyễn Huỳnh Minh Quyên TS CNSH – Hóa sinh học
7 IMB 8007 Các chất có hoạt tính sinh học từ
vi sinh vật và
cải biến di truyền
Bio-active compounds from microorganisms and genetic engineering
2 Hoàng Văn Vinh TS Sinh học phân tử Viện VSV và CNSH, ĐHQGHN
Lê Thị Nhi Công PGS. TS Vi sinh vật học Viện CNSH, Viện
Hàn lâm KH&CN VN
Hoàng Thị Minh Hiền TS CNSH
8 IMB 8008 Hóa sinh protein và proteomics
Protein chemistry and Proteomics
2 Nguyễn Huỳnh Minh Quyên TS Sinh hóa Viện VSV và CNSH, ĐHQGHN
Nguyễn Quỳnh Uyển TS CNSH/
Vi sinh/
Miễn dịch
9 IMB 8009 Vi sinh vật
y học nâng cao
Advanced Medical microbiology
2 Trịnh Thành Trung TS Vi sinh vật học Viện VSV và CNSH, ĐHQGHN
10 IMB 8010 Vi sinh vật học môi trường nâng cao
Advanced Environmental microbiology
2 Đinh Thúy Hằng TS CNSH – Vi sinh vật học Viện VSV và CNSH, ĐHQGHN
Lê Thị Nhi Công PGS. TS Vi sinh vật học Viện CNSH, Viện
Hàn lâm KH&CN VN
Nguyễn Thị Hải TS CNSH Viện VSV và CNSH, ĐHQGHN
11 IMB 8011 Công nghệ
nano sinh học
Nano-biotechnology
2 Lê Thị Hiền TS Hóa sinh hữu cơ Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
Vũ Thị Huyền TS Hóa học, năng lượng/ Khoa học nano,
bề mặt
Hoàng Thị Minh Hiền TS CNSH
12 IMB 8012 Nghiên cứu tách chiết và tinh sạch các chất cho hoạt tính sinh học từ
vi sinh vật
Isolation and purification of
bio-active compounds from microorganisms
2 Nguyễn Quỳnh Uyển TS CNSH/
Vi sinh/
Miễn dịch
Viện VSV và CNSH, ĐHQGHN
Lê Thị Nhi Công PGS. TS Vi sinh vật học Viện CNSH, Viện
Hàn lâm KH&CN VN
Phạm Thị Thúy Vân TS Hóa sinh Viện VSV và CNSH, ĐHQGHN

5. Danh sách cán bộ của Viện đủ điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh

TT Họ và tên Chức danh khoa học, học vị Chuyên ngành
đào tạo
Đủ điều kiện làm cán bộ hướng dẫn Tiêu chuẩn đạt được (*)
Chính Phụ
1 Hoàng Thị Lan Anh TS Hóa sinh X
  • Lý lịch nhân thân rõ ràng
  • Học vị Tiến sĩ (2014)
  • Đã và đang chủ trì, tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp nhà nước
  • Tác giả của 05 bài đăng trên WoS/Scopus và 12 bài trong nước trong 5 năm gần đây
  • Năng lực ngoại ngữ tốt
2 Nguyễn Thị Hải TS Công nghệ sinh học X
  • Lý lịch nhân thân rõ ràng
  • Học vị Tiến sĩ (2021)
  • Đã và đang chủ trì, tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp nhà nước
  • Tác giả của 02 bài đăng trên WoS/Scopus và 02 bài trong nước trong 5 năm gần đây
  • Năng lực ngoại ngữ tốt
3 Đinh Thúy Hằng PGS. TS Vi sinh vật học X
  • Lý lịch nhân thân rõ ràng
  • Học vị Tiến sĩ (2003)
  • Đã và đang chủ trì, tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp nhà nước
  • Tác giả của 05 bài đăng trên WoS/ISI và 04 công bố trong nước trong 5 năm gần đây
  • Năng lực ngoại ngữ tốt
4 Nguyễn Huỳnh Minh Quyên TS Hóa sinh X
  • Lý lịch nhân thân rõ ràng
  • Học vị Tiến sĩ (1999)
  • Đã và đang chủ trì, tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp nhà nước
  • Tác giả của 04 bài đăng trên WoS/ISI và 01 công bố trong nước trong 5 năm gần đây
  • Năng lực ngoại ngữ tốt
5 Trịnh Thành Trung TS Vi sinh vật học X**
  • Lý lịch nhân thân rõ ràng
  • Học vị Tiến sĩ (2012)
  • Đã và đang chủ trì, tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp nhà nước
  • Tác gỉả chính của các bài đăng trên ISI liên tục trong 3 năm gần đây
  • Tác giả của 12 bài đăng trên WoS/ISI và 05 công bố trong nước trong 5 năm gần đây
  • Năng lực ngoại ngữ tốt
6 Nguyễn Quỳnh Uyên TS Công nghệ sinh học/ Miễn dịch X
  • Lý lịch nhân thân rõ ràng
  • Học vị Tiến sĩ (2006)
  • Đã và đang chủ trì, tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp Bộ
  • Tác giả của 04 bài đăng trên WoS/ISI và 03 công bố trong nước trong 5 năm gần đây
  • Năng lực ngoại ngữ tốt
7 Phạm Thị Thúy Vân TS Hóa sinh X
  • Lý lịch nhân thân rõ ràng
  • Học vị Tiến sĩ (2021)
  • Đã và đang chủ trì, tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp Bộ
  • Tác giả của 07 bài đăng trên WoS/ISI trong 5 năm gần đây
  • Năng lực ngoại ngữ tốt
8 Hoàng Văn Vinh TS Sinh học phân tử X
  • Lý lịch nhân thân rõ ràng
  • Học vị Tiến sĩ (2014)
  • Đã và đang chủ trì, tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp Bộ
  • Tác giả của 06 bài đăng ISI và 01 tạp chí trong nuóc trong 5 năm gần đây
  • Năng lực ngoại ngữ tốt

Ghi chú:
(*) theo quy định về tiêu chuẩn của người hướng dẫn tại Điều 35, Quy chế 3638
(**) theo quy định dành cho tiến sĩ có kết quả nghiên cứu xuất sắc tại Điều 35, Quy chế 3638

6. Tóm tắt các học phần

IMB 8001 – Phân loại vi sinh vật (Microbial taxonomy), 2 tín chỉ

NCS sẽ được cung cấp kiến thức và kỹ thuật cơ bản, cập nhật về nghiên cứu đa dạng và phân loại vi sinh vật, bao gồm các nội dung chủ yếu như thu mẫu, phân lập, bảo quản, định danh các đối tượng vi sinh vật chủ yếu như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm sợi, vi tảo. Trong phần phân loại, tùy từng đối tượng, các phương pháp và kỹ thuật phù hợp sẽ được tiến hành như quan sát các đặc điểm hình thái, nuôi cấy, kỹ thuật hóa phân loại, đặc điểm sinh lý, sinh hóa, kỹ thuật sinh học phân tử và tin sinh học. Tuy nhiên trong thời lượng quy định NCS sẽ lựa chọn đối tượng vi sinh vật quan tâm để tiến hành thực nghiệm một cách hệ thống.

IMB 8002 – Công nghệ lên men (Fermentation technology), 2 tín chỉ

Trang bị kiến thức về công nghệ nuôi vi sinh vật trong các thiết bị lên men để đạt hiệu quả cao về năng suất (sinh khối/hoạt chất tạo thành từ vi sinh vật). Cơ chế vận hành của thiết bị lên men, các bước tiến hành của một quy trình lên men cho đối tượng vi sinh vật ở các quy mô khác nhau; các biện pháp thu hồi sản phẩm và bảo quản, kiểm tra chất lượng. Bên cạnh đó quy trình sản xuất một số sản phẩm từ vi sinh vật được phân tích chi tiết để làm ví dụ minh họa cho công nghệ, cũng như tính kinh tế của từng bước và toàn bộ quy trình sẽ được xem xét.

IMB 8003 – Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
(Methods in studying microbiology), 2 tín chỉ

Cung cấp kiến thức tổng hợp về các phương pháp truyền thống (thông qua nuôi cấy) và hiện đại (không thông qua nuôi cấy, dựa trên các phân tử chỉ thị) trong nghiên cứu vi sinh vật. Các kỹ thuật mới để nghiên cứu vi sinh vật trong phòng thí nghiệm hay trực tiếp trong môi trường sống của chúng sẽ được cập nhật.

IMB 8004 – Tin sinh học nâng cao (Advanced bioinformatics), 2 tín chỉ

Học phần trang bị kiến thức tổng quát về tin sinh học và kỹ năng ứng dụng các công cụ, phần mềm tiêu biểu trong phân tích DNA, RNA, Protein và xây dựng cây chủng loại phát sinh trong phân loại vi sinh vật. Bên cạnh đó, nội dung của học phần cũng đề cập đến việc ứng dụng các công cụ tin sinh để mô phỏng cấu trúc bậc cao của các phân tử axit nucleic, protein từ đó dự đoán hiệu quả của quá trình phiên mã, dịch mã, đóng gói và bài tiết protein tái tổ hợp ngoại bào.

IMB 8005 – Tiếng Anh học thuật nâng cao
(Advanced English for specialized purposes) 2 tín chỉ

Theo chương trình của ĐHQGHN và Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, NCS được bổ sung từ vựng chuyên môn và rèn luyện các kỹ năng làm việc với tài liệu khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành khoa học sự sống nói chung và công nghệ sinh học nói riêng.

IMB 8006 – Miễn dịch phân tử và vacin thế hệ mới
(Molecular immunology and new generation of vaccines), 2 tín chỉ

Với mục tiêu trang bị cho NCS kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực miễn dịch học và những tiến bộ khoa học trong việc tạo vaccine (một trong các lĩnh vực ứng dụng rất quan trọng của ngành công nghệ sinh học), học phần đề cập đến các nội dung chính như sau: Các cơ chế đáp ứng miễn dịch; Vai trò chức năng của các tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch: ví dụ tế bào T, tế bào B, đại thực bào, tế bào giết tự nhiên…; Các cơ quan trong cơ thể tham gia vào việc sản sinh các tế bào trong đáp ứng miễn dịch và chức năng của các cơ quan này; Cơ chế miễn dịch qua đường màng nhầy và chức năng của các cơ quan, tế bào tham gia vào con đường đáp ứng miễn dịch này.

IMB 8007 – Các chất cho hoạt tính sinh học từ vi sinh vật và cải biến di truyền
(Bio-active compounds from microorganisms and genetic engineering), 2 tín chỉ

Đề cập đến các nội dung liên quan tới các nhóm chất có hoạt tính sinh học từ vi sinh vật bao gồm các chất kháng vi sinh vật, các chất chống ung thư, các chất ức chế enzyme, các hoạt chất sử dụng trong y dược và các hoạt chất sử dụng trong nông nghiệp, các phương pháp sàng lọc, tìm kiếm các hoạt chất mới và các phương pháp cải biến chủng giống. Đặc biệt, học phần sẽ chú trọng vào các phương pháp cải biến di truyền ở vi sinh vật để tác động vào quá trình sinh tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học cho mục đích ứng dụng.

IMB 8008 – Hóa sinh protein và proteomics
(Protein chemistry and Proteomics), 2 tín chỉ

  • Phần hóa sinh protein sẽ giới thiệu các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về protein: cấu trúc phân tử protein, sự trao đổi protein trong cơ thể sinh vật và các phương pháp hiện đang được sử dụng trong nghiên cứu protein.

  • Phần proteomic sẽ giới thiệu về proteomic và proteom. Các phương pháp phân tách protein để nghiên cứu proteomic: phân tách thành phần dưới tế bào, phân tách protein, thủy phân protein để phân tích proteomic. Giới thiệu về khối phổ và các phương pháp ion hóa ESI, MALDI và DESI. Phân tích trình tự peptid bằng khối phổ. Các ứng dụng của phân tích proteomic trong phân tích proteom, phân tích biểu hiện protein, nghiên cứu sự tương tác protein và nghiên cứu sự biến đổi sau dịch mã của protein. Các vấn đề hiện nay trong nghiên cứu proteomic chức năng và những tiếp cận mới trong phân tích proteomic.

IMB 8009 – Vi sinh vật y học nâng cao (Advanced Medical microbiology), 2 tín chỉ

Trang bị kiến thức bao quát về các nhóm vi sinh vật gây bệnh (bao gồm cả virus) ở người, cơ chế gây bệnh cũng như các cánh phòng chống thông qua sử dụng kháng sinh thuộc các nhóm cấu trúc và thế hệ khác nhau. Bên cạnh đó, các phương pháp phát hiện vi sinh vật gây bệnh dựa trên các kỹ thuật vi sinh truyền thống hay các dấu vân phân tử cũng được đề cập đến một cách tương đối chi tiết.

IMB 8010 – Vi sinh vật học môi trường nâng cao
(Advanced Environmental microbiology), 2 tín chỉ

Củng cố phần kiến thức cơ bản về vai trò của vi sinh vật trong các chu trình chuyển hóa vật chất, đặc biệt là C, N, P, S, Fe, cũng như sự đa dạng về các phương thức trao đổi chất ở vi sinh vật để làm cơ sở cho các công nghệ áp dụng trong xử lý môi trường. Các vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí được đề cập cùng với những công nghệ xử lý ô nhiễm hữu hiệu dựa trên nguyên lý sử dụng vi sinh vật và khả năng của chúng trong phân giải các chất ô nhiễm qua quá trình trao đổi chất.

IMB 8011 – Công nghệ nano sinh học (Nanobiotechnology), 2 tín chỉ

Giới thiệu các kiến thức tổng quát về công nghệ nano sinh học các hướng nghiên cứu chính và các ứng dụng chủ yếu của công nghệ nano sinh học trong y học, dược học và môi trường. NCS được tìm hiểu về các vật liệu và linh kiện nano ứng dụng trong sinh – y – dược học. Bên cạnh đó, học phần cũng giới thiệu về tình hình và triển vọng của thị trường nano sinh học toàn cầu về các khía cạnh đầu tư, thương mại, nguồn nhân lực.

IMB 8012 – Nghiên cứu tách chiết và tinh sạch các chất cho hoạt tính sinh học từ vi sinh vật
(Isolation and purification of bio-active compounds from microorganisms), 2 tín chỉ

Các phương pháp tách chiết và tinh sạch chất có hoạt tính sinh học từ vi sinh vật. Trong đó, học phần tập trung và các phương pháp tách chiết bằng dung môi hữu cơ, các phương pháp tinh sạch sử dụng các loại cột sắc ký và máy sắc ký lỏng hiệu năng cao.

Phụ lục – Hình thức và cấu trúc luận án tiến sĩ

  1. Luận án được viết bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh sử dụng kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, mã UNICODE, không quá 200 trang A4 (không kể phụ lục), trong đó ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng NCS.
  2. Có cam đoan của NCS về nội dung luận án.
  3. Cấu trúc của luận án gồm:
    1. Lý do lựa chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn của đề tài;
    2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án đã được công bố ở trong và ngoài nước, xác định mục tiêu của đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu;
    3. Cơ sở lý thuyết, lý luận, cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu;
    4. Các kết quả nghiên cứu và phân tích đánh giá;
    5. Kết luận và kiến nghị: kết luận về những kết quả mới, phát hiện mới, những đóng góp mới của luận án cho khoa học và thực tiễn; những kết luận đúc rút ra từ kết quả nghiên cứu; kiến nghị về những nội dung có thể nghiên cứu tiếp theo;
    6. Danh mục các bài báo/công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án của NCS (kèm theo văn bản đồng ý của các tác giả chính (nếu có) gửi cho đơn vị đào tạo);
    7. Danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn và sử dụng trong luận án;
    8. Các phụ lục (nếu có).