Trung tâm Nguồn gen Vi sinh vật Quốc gia

01:18 26/03/2021

Giới thiệu (Online catalogue)

   Hoạt động thu thập và lưu giữ nguồn gen vi sinh vật được bắt đầu từ năm 1984 tại Trung tâm Nghiên cứu Vi sinh vật học Ứng dụng thuộc trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây. Đến năm 1994, Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã ký quyết định thành lập Bảo tàng Giống chuẩn Vi sinh vật (Vietnam Type Culture Collection, viết tắt là VTCC) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Vi sinh vật học Ứng dụng do GS. TS. Nguyễn Lân Dũng làm Giám đốc. Đến năm 1996, VTCC là một đơn vị chức năng của Trung tâm Công nghệ sinh học, nay là Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trải qua gần 30 năm, được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học Công nghệ (đặc biệt thông qua chương trình Quỹ gen cấp quốc gia), Đại học Quốc Gia Hà Nội và các chương trình hợp tác quốc tế với NITE – Biological Resource Center (NBRC, Nhật Bản), VTCC đã từng bước phát triển về nhân lực, cơ sở vật chất, làm chủ các kỹ thuật cơ bản và chuyên sâu trong xây dựng một Trung tâm Nguồn gen Vi sinh vật quốc gia chuyên nghiệp, tạo được uy tín và thương hiệu trong nước cũng như trong khu vực.

   VTCC tiên phong trong công tác thu thập, đánh giá, lưu giữ và bảo quản nguồn gen vi sinh vật bản địa. Cho đến nay, VTCC đang lưu giữ trên 15.000 chủng vi sinh vật thuộc 4 nhóm gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men và nấm sợi với các phương pháp bảo quản khác nhau như lạnh sâu (-80oC), nitơ lỏng (-196oC) và đông khô. Trong số đó có khoảng 3.869 chủng đã được tư liệu hóa theo tiêu chuẩn quốc tế sẵn sàng cung cấp cho các đơn vị, cá nhân trong nước có nhu cầu. Với điều kiện trang thiết bị tốt và năng lực cán bộ có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, VTCC đã chuẩn hóa các kỹ thuật bảo quản, đánh giá, phân loại các nguồn gen vi sinh vật theo hướng dẫn của Hiệp hội bảo tàng giống quốc tế (World Federation for Culture Collection- WFCC). Chất lượng nguồn gen vi sinh vật bảo quản tại VTCC đã đạt tiêu chuẩn, trong số các chủng được tư liệu hóa trong catalogue online theo chuẩn quốc tế, 2082 chủng đã được đưa vào danh sách các chủng vi sinh vật trong danh mục nguồn gen vi sinh vật của cơ sở dữ liệu các nguồn gen vi sinh vật toàn cầu (Global catalogue of microorganism) (http://gcm.wfcc.infor). Bên cạnh việc bảo quản các chủng vi sinh vật do cán bộ của VTCC thu thập, VTCC cũng là địa chỉ tin cậy để lưu giữ các nguồn gen của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Hiện tại VTCC đang lưu giữ cho các đơn vị trong và ngoài nước gần 200 chủng vi sinh vật, trong số đó nhiều chủng đã được công bố loài mới.

   VTCC hiện là đầu mối của Việt Nam tham gia Hiệp hội châu Á về Bảo tồn và khai thác bền vững nguồn tài nguyên vi sinh vật (Asian Consortium for the Conservation and Sustainable Use of Microbial Resources, ACM) và là thành viên của WFCC.

   Bên cạnh hoạt động lưu giữ nguồn gen, VTCC thực hiện một số các nghiên cứu về phân loại, đánh giá về hoạt tính sinh học cũng như chia sẻ các chủng giống cho đơn vị nghiên cứu và các doanh nghiệp có nhu cầu. Hiện tại, toàn bộ các chủng vi sinh vật đang bảo quản tại VTCC được quản lý bằng phần mềm quản lý chuyên dụng PACS (Pathogen Asset Control System) với hệ thống máy chủ kết nối với 10 máy trạm, máy đọc và quét Barcode/QR code nhằm tăng tính chính xác và hiệu quả cho công tác quản lý chủng giống. Trong thời gian tới, VTCC trọng tâm vào công tác chuẩn hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn gen vi sinh vật có ứng dụng cao trong việc phát triển công nghiệp sinh học, đồng thời thiết lập hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

Chức năng

   Sưu tập, đánh giá, bảo quản, tư liệu hóa và chia sẻ nguồn gen vi sinh vật ứng dụng trong nông nghiệp, y dược và bảo vệ môi trường.

Nhiệm vụ

  • Sưu tập, tuyển chọn các nguồn gen bản địa, nguồn gen quý đã biết hoặc mới từ các vùng sinh thái tự nhiên đặc hữu, trong các loại thực phẩm lên men, hệ vi sinh vật đường ruột ở người, động vật nuôi và các loài thủy hải sản.
  • Đánh giá nguồn gen vi sinh vật bao gồm phân loại thông qua các đặc điểm hình thái, sinh lý, hóa sinh và sinh học phân tử (giải trình tự các gen 16S rRNA, 18S rRNA, 26S rRNA, ITS, các gen chức năng hoặc toàn bộ hệ genome); sàng lọc và đánh giá sơ bộ các đặc tính ứng dụng tiềm năng của nguồn gen trong các lĩnh vực nông nghiệp, y dược và bảo vệ môi trường.
  • Lưu giữ và bảo tồn nguồn gen vi sinh vật bằng các phương pháp bảo quản khác nhau như lạnh sâu, nitơ lỏng và đông khô bảo đảm khả năng sống sót cao và giữ được các đặc tính vốn có.
  • Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về nguồn gen thông qua việc tư liệu hóa nguồn gen dưới dạng thông tin điện tử, sử dung phần mềm tin học quản lý chuyên dụng, hiện đại để tăng hiệu quả của công tác quản lý nguồn gen. Xây dựng catalogue điện tử của các nguồn gen để các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng có thể tiếp cận đảm bảo hiệu quả của công tác chia sẻ nguồn gen.
  • Chia sẻ nguồn gen tới các đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp sinh học của quốc gia.
  • Đào tạo nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực công nghệ vi sinh.

Thành viên

  • TS. Trịnh Thành Trung (Phụ trách Trung tâm)
  • Email: ttrung@vnu.edu.vn
  • TS. Hoàng Thị Lan Anh
  • Email: hoanglananh@vnu.edu.vn
  • TS. Phạm Thị Thúy Vân
  • Email: phamtthuyvan@gmail.com
  • NCS. Trịnh Thị Vân Anh
  • Email: anhttv@vnu.edu.vn
  • ThS. Nguyễn Thị Anh Đào
  • Email: daona@vnu.edu.vn
  • ThS. Nguyễn Thị Vân
  • Email: vanngt@vnu.edu.vn
  • CN. Hà Thị Hằng
  • Email: hanght80.hn@gmail.com
  • CN. Lê Hồng Anh
  • Email: lehonganh.imbt@gmail.com
  • CN. Lê Thị Thanh Huê
  • Email: huele@vnu.edu.vn

Các nhiệm vụ khoa học nổi bật

  • Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu trên hệ thống quản lý chủng giống vi sinh vật (PACS) và bảng kê trực tuyến nhằm chia sẻ nguồn gen vi sinh vật quốc gia trong hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ 2020-2021. Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ nhiệm TS. Trịnh Thành Trung.
  • Thu thập và đánh giá nguồn gen vi sinh vật -Nghiên cứu phân loại  và công bố một số loài  nấm mới phân lập từ lá rụng thu thập ở Vườn quốc gia Phú Quốc. Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội 2019-2021; Chủ nhiệm ThS. Nguyễn Thị Anh Đào
  • Đánh giá khả năng sinh enzyme ngoại bào của các chủng nấm mới, đặc hữu phân lập từ lá rụng ở Phú Quốc – Việt Nam và tiếp tục công bố loài nấm mới. Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội 2019-2021; Chủ nhiệm ThS. Nguyễn Thị Anh Đào.
  • Nghiên cứu hệ gen của vi khuẩn cố định đạm được phân lập tại Việt Nam. Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội 2020-2022; Chủ nhiệm ThS. Nguyễn Thị Vân.
  • Khai thác và phát triển nguồn gen vi khuẩn và nấm men nhằm tạo chế phẩm probiotic. Nhiệm vụ Quỹ gen cấp quốc gia 2015-2018; Chủ nhiệm PGS. TS. Dương Văn Hợp

Các công bố khoa học nổi bật

  • Bài báo quốc tế:
  1. Tran, T. L. Q., H. Anani, H. T. Trinh, T. P. T. Pham, V. K. Dang, V. M. Ho, N. H. L. Bui, N. H. Nguyen, D. Raoult, T. T. Trinh and P. E. Fournier. 2020. “Chitinophaga vietnamensis sp. nov., a multi-drug resistant bacterium infecting humans”, Int J Syst Evol Microbiol, 70: 1758-68 (Q1).
  2. Le, T. H. Y., Y. Tsurumi, H. V. Duong and K. Ando. 2020. “Geminoarcus maximus sp. nov. and Ceramothyrium brevis sp. nov., two novel aquatic hyphomycetes from Viet Nam”, Vegetos, 33: 641-47 (Q4).
  3. La, H. T. H., T. K. N. Nguyen, H. T. Dinh, Q. M. H. Nguyen and H. Nguyen. 2020. “Effects of glycerol and shikimic acid on Rapamycin production in Streptomyces rapamycinicus”, Microbiol Biotechnol Lett, 48: 296-02 (Q4).
  4. Nguyen, T. K. N., H. V. Duong, T. Nguyen, M. T. N. Dinh and M. H. Nguyen. 2020. “Characteristic of co-culture biofilm formed by Lactobacillus plantarum and Pediococcus acidilactici, and antagonistic effects of this biofilm on pathogen growth”, Japan J Food Eng, 21: 81-87 (Q3).
  5. Le, T. Y., Y. Tsurumi, H. V. Duong and K. Ando. 2018. “Three new anamorph of Ceramothyrium from fallen leaves in Vietnam”, Adv Microbiol, 8: 314-23 (Q1).
  6. Le, T. Y., K. Yamaguchi, Y. Tsurumi, H. V. Duong and K. Ando. 2018. “Hamatispora, a new genus of aquatic fungi in Microthyriales isolated from fallen leaves in Vietnam”. Mycoscience, 59: 467-72 (Q2).
  7. Nguyen, D. A. T., H. T. T. Luu, T. V. Hoang, Q. M. H. Nguyen and Q. Nguyen. 2018. “Primary study on the bacterial strain UL485 isolated from Chao in Hue province, Vietnam”, Afr J Biotechnol, 7: 82-86.
  8. Nozawa, S., K. Yamaguchi, V. Duong, N. Phay, K. Ando and K. Watanabe. 2017. “Identification of two new species and a sexual morph from the genus Pseudopestalotiopsis”, Mycoscience, 58: 328-37 (Q2).
  9. Sakiyama, Y., N. M. Giang, S. Miyadoh, D. T. Luong, H. V. Duong and Ando. 2014. “Streptomyces catbensis sp. nov., isolated from soil”, Int J Syst Evol Microbiol, 64: 2146-51 (Q1).
  10. Le, T. Y, S. Inaba, Y. Tsurumi, S. Ban, N. L. Dung, H. V. Duong and K. Ando. 2012. “Condylospora vietnamensis, a new Ingoldian hyphomycete isolated from fallen leaves in Vietnam”, Mycoscience, 53: 326-29 (Q2).
  11. Gao, Z., H. V. Duong, K. Ando, T. H. Y. Le, S. Hiyamuta and R. Kondo. “The production of β-glucosidases by Fusarium proliferatum NBRC109045 isolated from Vietnamese forest”, AMB Express, 2: 1-13 (Q2).
  12. Sakiyama, Y., T. K. N. Nguyen, V. Hoang, G. M. Nguyen, S. Miyadoh, H. V. Duong and K. Ando. 2010. “Pseudonocardia babensis sp. nov., isolated from plant litter”, Int J Syst Evol Microbiol, 60: 2336-40 (Q1).
  13. Sakiyama, Y., T. K. N. Nguyen, G. Nguyen, S. Miyadoh, H. V. Duong and K. Ando. 2009. “Kineosporia babensis sp. nov., isolated from plant litter in Vietnam”, Int J Syst Evol Microbiol, 59: 550-54 (Q1).
  14. Luong, D. T., M. Takashima, V. Pham, D. L. Nguyen and T. Nakase. 2005. “Bullera hoabinhensis sp. nov., a new ballistoconidiogenous yeast isolated from a plant leaf collected in Vietnam”. J Gen Appl Microbiol, 51(6): 335-342 (Q3).
  15. Luong, D. T., M. Takashima, V. Pham, D. L. Nguyen and T. Nakase. 2000. “Four new species of Kockovaella isolated from plant leaves collected in Vietnam”. J Gen Appl Microbiol, 46(6): 297-310 (Q3).
  • Bài báo trong nước:
  1. Đào Thị Lương, Hà Thị Hằng, Dương Văn Hợp (2020). Điều kiện nuôi thích hợp cho sinh trưởng của vi khuẩn probiotic Lactobacillus acidophilus VTCC 12257 ở quy mô phòng thí nghiệm và 30 lít. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, 62(6): 58-65.
  2. Hà Thị Hằng, Dương Văn Hợp, Đào Thị Lương (2020). Đặc tính probiotic đa enzyme của vi khuẩn VTCC12251 ứng dụng trong chăn nuôi. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 1(110): 90-97.
  3. Phạm Thị Huệ, Đinh Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Hồng Minh, Nguyễn Kim Nữ Thảo (2020). Nghiên cứu hoạt tính kháng một số vi khuẩn gây bệnh thực vật của các chủng xạ khuẩn phân lập ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 5(114): 60-67.
  4. Lê Hồng Anh, Nguyễn Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Vân, Hà Thị Hằng, Lê Thị Hoàng Yến (2020). Nghiên cứu phân lập, phân loại và bảo quản nấm gây bệnh trên cây thanh long. Tạp chí Di truyền và Ứng dụng, 3: 84-89.
  5. Đào Thị Lương, Hà Thị Hằng, Dương Văn Hợp (2019). Xác định điều kiện nuôi thích hợp thu sinh khối của nấm men probiotic Saccharomyces boulardii SB2 ở quy mô bình lắc và 30 lít. VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, 35 (3): 47-55.
  6. Nguyễn Thị Vân, Đinh Thị Ngọc Mai, Lê Thị Hoàng Yến, Nguyễn Hồng Minh, Nguyễn Kim Nữ Thảo (2019). Khảo sát khả năng đối kháng với bốn loại nấm gây bệnh trên thực vật của xạ khuẩn được phân lập từ Vườn quốc gia Cúc Phương và Ba Bể. Tạp chí Công nghệ sinh học, 3: 527-535.
  7. Lưu Trần Đông, Vũ Sơn Tùng, Nguyễn Thị Vân, Đinh Thị Ngọc Mai, Nguyễn Hồng Minh, Nguyễn Kim Nữ Thảo (2019). Sàng lọc các chủng kháng nấm gây bệnh thực vật và mô tả chi tiết chủng Streptomyces hydrogenans VTCC 41117 có hoạt tính cao. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, 18: 70-81.
  8. Nguyễn Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Oanh, Lê Thị Hoàng Yến, Dương Văn Hợp (2018). Sàng lọc một số vi khuẩn lactic sinh Gamma- aminobutyric acid và nghiên cứu một số đặc tính probiotic của chúng. Hội nghị Khoa học Công nghệ Sinh học toàn quốc 2018: 824-832.
  9. Mai Thị Đàm, Lê Thị Hoàng Yen, Linh, Dương Văn Hợp (2018). Nghiên cứu phân lập nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorrhiza trong đất trồng ngô và sản xuất chế phẩm phân bón vi sinh. Tạp chí Khoa học Công nghệ- Đại học Quốc gia Hà Nội, 3: 15-23.
  10. Lê Thị Hoàng Yến, Lê Thị Lệ Quyên, Lưu Thị Dung, Mai Thị Đàm Linh, Dương Văn Hợp (2017). Nghiên cứu đa dạng nấm rễ nội cộng sinh (AMF- Arbuscular Mycorrhizal Fungi phân lập từ đất trồng ngô ở Hà Nội. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 33 (2S): 312-318.
  11. Le Thi Hoang Yen, Shigeki Inaba, Yasuhisa Tsurumi, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Duong Van Hop, Katsuhiko Ando (2017). Leaf litter fungi isolated in Bach Ma national park, Viet Nam. Journal of Science and Technology, 55 (1B): 38-45.
  12. Dao Thi Luong, Tran Thi Le Quyen, Ha Thi Hang, Duong Van Hop (2017). Biodiversity of yeasts isolated from Con Dao island – Ba Ria Vung Tau. Journal of Science and Technology, 55(1B): 99-106.
  • Báo cáo hội nghị khoa học
  1. Dao Thi Luong, Ha Thi Hang, Duong Van Hop (2018). Investigation of probiotic properties of yeast isolated from fruit at Cuc Phuong National Park. 1st INDO-ASEAN Conference on Innovative Approaches in Applied Sciences and Technologies, Ho Chi Minh City, Vietnam, p75.
  2. Nguyen Viet Tan, Pham Thi Xuan Thu, Ha Thi Hang, Dao Thi Viet Ha, Dao Thi Luong (2018). Screening and optimum incubating conditions by Lactobacillus applied for gamma-aminobutyric acid rich tea fermentation. 1st INDO-ASEAN Conference on Innovative Approaches in Applied Sciences and Technologies (iAsT-2018), Ho Chi Minh City, Vietnam, p75.
  3. Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyễn Thị Hoa, Dương Văn Hợp, Đào Thị Lương (2018). Đặc tính probiotic của chủng Bifidobacterium animalissubsp lactis Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam: 173-181.
  4. Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Hoàng Tuấn, Hà Thị Hằng, Dương Văn Hợp, Đào Thị Lương (2018). Đặc tính probiotic của 2 chủng Lactobacillus acidophilus1 và T12.2, phân lập từ thực phẩm lên men. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam: 163-172.
  5. Nguyễn Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Oanh, Lê Thị Hoàng Yến, Dương Văn Hợp (2018). Nghiên cứu sàng lọc đặc tính sinh gamma- aminobutyric acid và một số đặc tính probiotic của vi khuẩn lactic trong Bảo tàng Giống chuẩn Vi sinh vật. Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2018. Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, 26 tháng 10 năm 2018, NXB KHTN và CN: 824-832.
  6. Nguyễn Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Oanh, Lê Thị Hoàng Yến, Dương Văn Hợp (2018). Sàng lọc một số vi khuẩn lactic sinh Gamma- aminobutyric acid và nghiên cứu một số đặc tính probiotic của chúng. Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2018. Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, 26 tháng 10 năm 2018, NXB KHTN và CN: 824-832.
  7. Vũ Hà Giang, Phạm Thị Thanh Hà, Dương Văn Hợp, Đào Thị Lương (2018) Đặc tính amylase của chủng vi khuẩn Bacillus subtilisVP1-17. Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2018. Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, 26 tháng 10 năm 2018, NXB KHTN và CN: 1140-1145.
  8. Đào Thị Lương, Nguyễn Văn Năm (2018) Đặc tính probiotic-đa enzyme của chủng vi khuẩn NL05 sử dụng trong chăn nuôi thủy sản. Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2018. Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, 26 tháng 10 năm 2018, NXB KHTN và CN: 905-909.
  9. Lê Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Lê Thị Ngọc Anh, Lê Hồng Anh, Dương Văn Hợp (2018). Nghiên cứu đa dạng và kháng sinh kháng sinh của nấm biển phân lập từ rừng ngập mặn Cát Bà. Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2018. Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, 26 tháng 10 năm 2018, NXB KHTN và CN: 897-904.
  10. Pham Thi Xuan Thu, Nguyen Viet Tan, Dao Thi Viet Ha, Dao Thi Luong (2018). Điều kiện nuôi thích hợp cho quá trình tổng hợp gamma-aminobutyric axit của 2 chủng Lactobacillussử dụng trong thực phẩm chức năng. Báo cáo Khoa học. Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2018. Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, 26 tháng 10 năm 2018, NXB KHTN và CN: 1133-1139.
  11. Dao Thi Luong, Tran Thi Le Quyen, Ha Thi Hang, Duong Van Hop, Yasuhisa Tsurumi (2017) Biodiversity of yeast isolated from plant collected along the coast Vietnam, Asian Mycological Congress; Oct 10th-13th, 2017, Hochiminh City.
  • Đăng ký sở hữu trí tuệ:
  1. Bằng độc quyền Sáng chế số 20191 (2018) Chủng vi khuẩn Bacillus subtilis VTCC-B51 thuần khiết về mặt sinh học.
  2. Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 2295 (2020) Quy trình sản xuất chế phẩm probiotic – đa enzym từ chủng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens plantarum SP.1901.
  3. Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 2370 (2020) Chế phẩm probiotic chứa chủng vi sinh vật Bacillus subtilis VTCC-B-51 thuần khiết về mặt sinh học.

Sản phẩm & Dịch vụ

  • Sản phẩm định hướng

VTCC đặt mục tiêu phát triển dịch vụ liên quan đến phân tích, bảo quản và cung cấp chủng giống với tiêu chí “An toàn trong bảo quản – Rõ ràng về nguồn gốc – Chính xác trong phân tích”

  • Dịch vụ
    1. Cung cấp các chủng sinh vật thuần khiết (vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men và nấm sợi) ứng dụng trong nông nghiệp, y dược và bảo vệ môi trường;
    2. Ký gửi chủng giống;
    3. Phân loại vi sinh vật thông qua các đặc điểm hình thái, sinh lý, hóa sinh và sinh học phân tử (giải trình tự các gen 16S rRNA, 18S rRNA, 26S rRNA, ITS hoặc các gen chức năng);
    4. Kiểm tra mật độ vi sinh vật có trong mẫu;
    5. Sàng lọc và đánh giá sơ bộ hoạt tính amylase, cellulase, lipase, protease và xylanase;
    6. Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định;
    7. Lớp đào tạo hướng dẫn về các kỹ thuật vi sinh cơ bản.

Một số hình ảnh hoạt động

Tập thể cán bộ Trung tâm và cơ sở vật chất

Thu thập mẫu ngoài hiện trường

Phân loại và đánh giá nguồn gen vi sinh vật

Bảo quản vi sinh vật bằng các phương pháp (i) lạnh sâu, (ii) nitơ lỏng và (iii) đông khô

Tư liệu hóa nguồn gen vi sinh vật bằng phần mềm PACS và online catalogue