Phòng Vi sinh Nông nghiệp

16:57 26/03/2021

Giới thiệu

   Vi sinh vật có vai trò vô cùng thiết yếu đối với canh tác nông nghiệp. Hệ vi sinh vật đất (soil microbiome), vi sinh vật vùng rễ (rhizosphere microbiome), vi sinh vật nội sinh (endophytic microbiome) là những tác nhân quan trọng giúp nâng cao chất lượng đất, giúp cây trồng tăng thu nạp dinh dưỡng, nâng cao mức chống chịu bệnh hại và tăng cường sinh trưởng. Mối quan hệ chìa khóa giữa vi sinh vật – đất canh tác – cây trồng hiện nay được nghiên cứu sâu ở mức độ phân tử, nâng cao tiềm năng ứng dụng của vi sinh vật phục vụ phát triển nền nông nghiệp hữu cơ. Phòng Vi sinh Nông nghiệp được thành lập với định hướng nghiên cứu về các nhóm vi sinh vật có vai trò quan trọng trong canh tác nông nghiệp, trên cơ sở đó nghiên cứu chế tạo các sản phẩm sinh học từ vi sinh vật để nâng cao chất lượng nông sản và tăng hiệu quả canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.

Chức năng

Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa vi sinh vật – đất canh tác – cây trồng và nghiên cứu ứng dụng các vi sinh vật có lợi trong phát triển các sản phẩm sinh học phục vụ nền nông nghiệp hữu cơ.

Nhiệm vụ

  • Nghiên cứu các mối quan hệ tương tác giữa các loài vi sinh vật trong hệ vi sinh vật vùng rễ và nội sinh ở thực vật, vai trò của chúng đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của cây trồng.
  • Tìm kiếm các chủng vi sinh vật có ích đối với cây trồng và đất canh tác (kích thích sinh trưởng, tăng cường thu nhận dinh dưỡng, đối kháng các tác nhân gây bệnh trên thực vật, nâng cao chất lượng đất…) để ứng dụng trong nông nghiệp.
  • Nghiên cứu phát triển các chế phẩm sinh học từ vi sinh vật để phục vụ nền nông nghiệp hữu cơ.
  • Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao.

Thành viên

  • NCS. Nguyễn Thị Hiếu Thu (Phụ trách phòng)
  • Email: hieuthu@vnu.edu.vn
  • ThS. Nguyễn Thị Mỹ Lệ
  • Email: myle@vnu.edu.vn
  • TS. Trịnh Cao Sơn (Thực tập sinh sau Tiến sĩ)
  • Email: sonhuydiet@gmail.com 
  • CN. Nguyễn Thị Hằng
  • Email:hangngaganli86@gmail.com

Các nhiệm vụ khoa học nổi bật

  • Điều tra tiềm năng hoạt tính sinh học của nguồn gen xạ khuẩn của Việt Nam nhằm khai thác phục vụ nền nông nghiệp hữu cơ: phát triển chế phẩm vi sinh kháng vi khuẩn gây bệnh thực vật 11/2020 – 11/2021; Đề tài cấp ĐHQGHN. Chủ nhiệm ThS. Nguyễn Thị Hiếu Thu.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn gen vi sinh vật chất lượng cao và phát triển sản phẩm công nghệ sinh học từ vi sinh vật ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ môi trường 3/2021 – 2/2024. NVQG-2021/ĐT.07. Chủ nhiệm ThS. Nguyễn Thị Hiếu Thu.
  • Điều tra tiềm năng hoạt tính sinh học của nguồn gen xạ khuẩn của Việt Nam nhằm khai thác phục vụ nền nông nghiệp hữu cơ: Nghiên cứu ứng dụng nguồn gen xạ khuẩn trong bảo quản sau thu hoạch các loại trái cây có giá trị kinh tế cao. Đề tài cấp ĐHQGHN. Chủ nhiệm ThS. Nguyễn Thị Hiếu Thu.

Các công bố khoa học nổi bật

  • Bài báo quốc tế:

Đang cập nhật

  • Bài báo trong nước:
  1. Nguyễn Thị Hiếu Thu, Đinh Thúy Hằng (2016) Phân lập vi khuẩn oxy hóa methane nhằm nghiên cứu ứng dụng để tạo nguồn đạm vi sinh từ methane. Tạp chí Công nghệ sinh học 14(3): 581-588.
  2. Nguyen Duy Toi, Dinh Thi Ngoc Mai, Nguyen Thi Hieu Thu, Nguyen Tien Dat, Nguyen Kim Nu Thao, Dinh Thuy Hang (2021) Isolation of rice endophytic bacterial strain VY81 and study its bioactive compound antagonizing the phytopathogen Dickeya zeae. Vietnam Journal of Biotechnology.
  3. Nguyễn Thị Hiếu Thu, Nguyễn Duy Tới, Lại Tiến Dũng, Nguyễn Kim Nữ Thảo, Đinh Thúy Hằng (2021) Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn nội sinh Bacillus velezensis VY03 trong phòng chống bệnh bạc lá lúa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam.
  4. Nguyễn Thị Hiếu Thu, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Mỹ Lệ, Lại Tiến Dũng, Nguyễn Kim Nữ Thảo, Đinh Thuý Hằng (2021) Nghiên cứu ứng dụng chủng xạ khuẩn Streptomyces griseus VTCC 41724 trong phòng chống bệnh thối gốc lúa do vi khuẩn Dickeya zeae. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới (số 24/2021).
  • Báo cáo hội nghị khoa học:

Đang cập nhật…

  • Đăng ký sở hữu trí tuệ:
  1. Giải pháp hữu ích: Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học chứa chủng xạ khuẩn Streptomyces griseus VTCC 41724 ứng dụng trong kiểm soát bệnh thối thân/gốc lúa do Dickeya zeae. Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 13603w/QĐ-SHTT ngày 26/08/2021.

Sản phẩm & Dịch vụ

  • Sản phẩm định hướng
  1. Các chế phẩm “probiotic thực vật” từ vi sinh vật nội sinh phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ, giảm thiểu sử dụng các thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
  2. Các chế phẩm vi sinh để nâng cao chất lượng đất canh tác nông nghiệp.
  3. Các chế phẩm vi sinh sử dụng trong bảo quản trái cây sau thu hoạch.
  • Dịch vụ
  1. Đánh giá hoạt tính cố định nitơ bằng acetylene assay.
  2. Đào tạo kỹ thuật về vi sinh vật nông nghiệp, gồm phân lập, nuôi cấy, đánh giá hoạt tính VSV: sinh IAA, cố định đạm, hòa tan phosphate, sinh EPS, sinh siderophore.

Một số hình ảnh hoạt động


Thí nghiệm nhà lưới 2021


Thí nghiệm in planta trong điều kiện phòng thí nghiệm


Hợp tác quốc tế