Phòng Sinh học Phân tử Ứng dụng

01:25 26/03/2021

Giới thiệu

   Các kỹ thuật trong sinh học phân tử hiện đại được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các nghiên cứu về khoa học sự sống nói chung và công nghệ sinh học nói riêng. Trong đó, các công nghệ lõi của sinh học phân tử như công nghệ DNA/ RNA, công nghệ protein tái tổ hợp và metagenomics đã và đang đóng vai trò là nền tảng trong cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng của công nghệ sinh học. Phòng Sinh học Phân tử Ứng dụng được thành lập theo Quyết định số 383/QĐ-CNSH ngày 17 tháng 12 năm 2018 của Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, với mục tiêu tiếp cận các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại trong các nghiên cứu chuyên sâu về miễn dịch-dị ứng do các dị nguyên có bản chất là protein. Bên cạnh đó, Phòng đã và đang tiếp cận các nghiên cứu về hệ vi sinh vật đường ruột (gut microbiota) dựa trên kỹ thuật giải trình tự đa hệ gen (16S rDNA metagenomic sequencing). Trên cơ sở đó, các nghiên cứu của Phòng hướng tới việc phát triển các sản phẩm ứng dụng trong các lĩnh vực về Sinh Y – Dược và Nông nghiệp tại Việt Nam.

Chức năng

   (i) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gene, công nghệ protein tái tổ hợp trên đối tượng vi sinh vật nhằm phát triển các sản phẩm ứng dụng trong nông nghiệp và y dược. (ii) Nghiên cứu về vi sinh vật đường ruột (gut microbiota).

Nhiệm vụ

  • Nghiên cứu chế tạo kháng nguyên tái tổ hợp dùng cho chẩn đoán và điều trị một số bệnh dị ứng tại Việt Nam.
  • Nghiên cứu đánh giá vai trò cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường miễn dịch của chế phẩm probiotic.
  • Nghiên cứu đặc thù hệ vi sinh vật đường ruột (gut microbiota) của người Việt Nam.
  • Nghiên cứu phát triển chế phẩm Chito-oligosaccharide (COS) từ nguồn nguyên liệu vỏ tôm dùng trong nông nghiệp và y dược.

Thành viên

  • TS. Hoàng Văn Vinh (Phụ trách phòng)
  • Email: vinhhv@vnu.edu.vn
  • TS. Nguyễn Quỳnh Uyển
  • Email: uyennq@vnu.edu.vn
  • ThS. Nguyễn Ngọc Hồng
  • Email: hongnn@vnu.edu.vn
  • ThS. Nguyễn Phương Liên
  • Email: nguyenphuonglien0212@gmail.com
  • CN. Nguyễn Thị Phượng
  • Email: nguyenphuong1081995@gmail.com
  • CN. Văn Hương Giang
  • Email: vanhuonggiang2404@gmail.com
  • CN. Đào Ngọc Hà
  • Email: hacuncinn98@gmail.com
  • CN. Tạ Thị Ngọc Anh
  • Email: ngocanhk22@gmail.com
  • KS. Nguyễn Hữu An
  • Email: annguyen9724@gmail.com
  • NCS. Nguyễn Duy Hà
  • Email: bsduyha1985@gmail.com

Các nhiệm vụ khoa học nổi bật

  • Nâng cấp quy mô sản xuất chế phẩm chitosan oligomer từ nguồn phế liệu vỏ tôm ứng dụng cho bảo vệ thực vật; 2016-2019; Đề tài Nghị định thư – Bỉ; Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ nhiệm TS. Hoàng Văn Vinh.
  • Nghiên cứu đánh giá vai trò cải thiện tích cực hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường miễn dịch của chế phẩm probiotic; 2019-2022; Đề tài KH&CN cấp Quốc gia, Chương trình 562-Lĩnh vực khoa học sự sống, Bộ KH&CN; Chủ nhiệm TS. Hoàng Văn Vinh.
  • Nghiên cứu chế tạo dị nguyên mạt bụi nhà (HDM-House dust mites) bằng công nghệ protein tái tổ hợp định hướng ứng dụng trong chẩn đoán bệnh dị ứng tại Việt Nam; 2021-2024; Đề tài KH&CN cấp Quốc gia, Chương trình 562-Lĩnh vực khoa học sự sống, Bộ KH&CN; Chủ nhiệm TS. Nguyễn Quỳnh Uyển.
  • Nhận xét kết quả bước đầu sử dụng sản phẩm sữa lên men chứa chủng Lactobacillus casei Shirota (LcS) trên một số người trưởng thành với tình trạng táo bón có tỷ lên phân cứng cao tại Việt Nam; 2021-2022; Đề tài hợp tác quốc tế với Yakult, Nhật Bản..

Các công bố khoa học nổi bật

  • Bài báo quốc tế:
  1. Nguyen, T. M. H., T. P. Q. Le, V. V. Hoang, L. N. Da, T. V. Cam, T.T. Duong. (2021). “Seasonal and spatial variation in biodegradability of organic carbon along the Red River, Vietnam.” Carbon Management 12(5): 549-557. (Q2)
  2. Pham, D. A. T., S. D. Le, T. M. Doan, P. T. Luu, Q. U. Nguyen, S. V. Ho, T. T. L. Vo. (2021). “Standardization of DNA amount for bisulfite conversion for analyzing the methylation status of LINE-1 in lung cancer.” PLoS One 16(8): e0256254. (Q1)
  3. Trinh, T. V. A., Q. U. Nguyen, V. D. Duong, J. Dommes, M. Versali., V. V. Hoang. (2021). “Chito-oligosaccharide production by chitinase of Streptococcus macrosporeus VTCC 940003 and their inhibition activities on Botrytis cinerea.” European Journal of Plant Pathology 161(1): 185-193. (Q1)
  4. Hoang, V. V., T. Ochi, K. Kurata, Y. Arita, Y. Ogasahara, K. Enomoto. (2018). “Nisin-induced expression of recombinant T cell epitopes of major Japanese cedar pollen allergens in Lactococcus lactis.” Appl Microbiol Biotechnol 102(1): 261-268. (Q1)
  5. Nguyen, Q. U., T. H. A. Dong, T. M. L. Nguyen. (2018). “Some Characteristics of the Bacteriocin and Cold Shock Protein of the Strain Lactobacillus Plantarum Ul485 Isolated from Chao of Hue Province in Vietnam.” BioTechnology: An Indian Journal 14: 1. (Q4)
  6. Nguyen, Q. U. and T. T. L. Vo. (2018). “Primary evaluation of the cold shock protein existing in the strain Lactobacillus plantarum UL497 and the strain’s survival after temperature downshock.” BioTechnology: An Indian Journal 14(6):177 (Q4)
  7. Vo, T. T. L., B. T. Ta, V. T. Ta, D. L. Vuong, Q. U. Nguyen. (2016). “Promoter methylation profile of GSTP1 and RASSF1A in prostate cancer and benign hyperplasia in Vietnamese men.” Turk J Med Sci 46(1): 228-235. (Q3)
  8. Hoang, V. V., Y. Zou, K. Karuta, K. Enomoto. (2015). “Expression of recombinant T-cell epitopes of major Japanese cedar pollen allergens fused with cholera toxin B subunit in Escherichia coli.” Protein Expr Purif 109: 62-69. (Q2)
  9. Vo, T. T. L, T. T. Nguyen, T. H. V. Doan, B. T. Ta, V. T. Ta, D. L. Vuong, Q. U. Nguyen. (2015). “A methylation-specific dot blot assay for improving specificity and sensitivity of methylation-specific PCR on DNA methylation analysis.” Int J clin Oncol 20(4): 839-845. (Q1)
  10. Vo, T. T. L., T. H. Ngo, Q. U. Nguyen, T. D. Nguyen, T. T. H. Nguyen, B. T. Ta, A. T. D. Pham, V. T. Ta. (2014). “Standardization of the methylation‑specific PCR method for analyzing BRCA1 and ER methylation.” Mol Med Rep 9(5): 1844-1850. (Q3)
  11. Yayoi, S., K. N. T. Nguyen, V. V. Hoang, M. G. Nguyen, S. Miyadoh, V. H. Duong, K. Ando. (2010). “Pseudonocardia babensis nov., isolated from plant litter.” Int J Syst 60(Pt 10): 2336-2340. (Q1)
  • Bài báo trong nước:
  1. Nguyen Ngoc Hong, Van Huong Giang, Nguyen Thi Phuong, Đao Ngoc Ha, Nguyen Duy Ha, Le Huy Hoang, Nguyen Quynh Uyen, Hoang Van Vinh (2021) Primary study on the probiotic properties of Lactobacillus casei LC 304.08 following international standard, Tạp chí Công nghệ sinh học, đã chấp nhận đăng 9/2021
  2. Nguyễn Quỳnh Uyển, Trịnh Thị Vân Anh, Nguyễn Ngọc Hồng, Đinh Thị Lâm, Hoàng Văn Vinh (2021) Nghiên cứu điều chế thuốc BVTV sinh học chito-oligosaccahride bằng chitinase từ xạ khuẩn, Tạp chí Công nghệ sinh học, đã chấp nhận đăng 5/2021
  3. Dong Thi Hoang Anh, Nguyen Quang Huy, Nguyen Quynh Uyen (2017) Investigation of some characteristics of the Bacteriocin of the Lactic Acid Bacterial strain Lactobacillus plantarumUL487, isolated from the “Chao” of Hue, VNU Journal of science Natural Sciences and Technology, Vol. 33, No. 1S, 2017: 1-6
  4. Hoang Thu Ha, Luu Thi Thanh Hue, Nguyen Huynh Minh Quyen, Nguyen Van Loi, Nguyen Quang Huy, Nguyen Quynh Uyen (2016) Study on bacterial strain UL188 isolated from fermented meat of Phu Tho province in Vietnam, VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, Vol. 32, No. IS: 200-206
  5. Nguyễn Quỳnh Uyển, Phạm Thị Nga, Nghiêm Phương Hiền, Phan Thị Hà, Nguyễn Huỳnh Minh Quyên, Dương Văn Hợp, Nguyễn Viết Không (2015) Sàng lọc một số chủng vi khuẩn và xạ khuẩn có hoạt tính trung hòa virus lở mồm long móng, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Vol. 31, No. 3, 2015: 64-71.
  6. Nguyễn Quỳnh Uyển, Nguyễn Hà Xuyên, Phan Thị Hà, Nguyễn Huỳnh Minh Quyên, Võ Thị Thương Lan (2015) Using PCR to identify bacterial strain owning high lipase activity based on their single nucleotide polymorphism, Tạp chí sinh học 2015, 37(1se): 61-66.
  7. Nguyễn Quỳnh Uyển, Hoàng Thu Hà, Nguyễn Hồng Nhung, Phan Thị Hà, Nguyễn Huỳnh Minh Quyên, Võ Thị Thương Lan (2015) Bước đầu nghiên cứu nattokinase của chủng vi khuẩn Baccillus Phân lập từ nem chua, Tạp chí sinh học 2015, 37(1se): 129-133.
  8. Hoàng Văn Vinh, Nguyễn Mạnh Hùng, Dương Văn Hợp (2010) Bước đầu nghiên cứu sàng lọc Ninganmycin – Một loại kháng sinh dùng trong bảo vệ thực vật được sản xuất từ xạ khuẩn, Tạp chí Di truyền học & Ứng dụng, p21-29.
  9. Hoàng Văn Vinh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Kim Yến, Dương Văn Hợp (2009), Tuyển chọn nhanh các chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh bacteriocin bằng kỹ thuật PCR, Tạp chí Di truyền học & Ứng dụng (2009).
  • Sách chuyên khảo:
  1. Duong Van Hop, Katsuhiko Ando, Nguyen Lan Dung, Trinh Tam Kiet, Le Thi Hoang Yen, Pham The Hai,…, Hoang Van Vinh (2017), Taxonomic and Ecological studies of Microorganism in Vietnam and the Utilization. Joint research project between VNU-IMBT, Viet Nam and NITE DOB – Japan. (Texbook, Vol. 2).
  2. Dương Van Hop, Katsuhiko Ando (complite and edited), Nguyen Lan Dung, Trinh Tam Kiet, Le Thi Hoang Yen, Chu Thi Thanh Binh, Pham The Hai,…, Hoang Van Vinh (2010) Taxonomic and Ecological studies of Microorganism in Viet Nam and the Utilization, Joint research project between VNUH-IMBT, Viet Nam and NITE DOB- Japan. (Texbook, Vol. 1).
  3. Nguyễn Lân Dũng (Chủ biên), Phạm Văn Ty, Dương Văn Hợp, Nguyễn Liên Hoa, Đinh Thúy Hằng, Đào Thị Lương, Nguyễn Thị Hoài Hà, Lê Hoàng Yến, Nguyễn Kim Nữ Thảo, Nguyễn Văn Bắc, Hoàng Văn Vinh (2007), Vi sinh vật học- Phần I- Thế giới Vi sinh vật. NXB. KH&KT.
  • Đăng ký sở hữu trí tuệ
  1. Bằng độc quyền sáng chế số 20191, cấp theo Quyết định của Cục sở hữu trí tuệ, bộ KH&CN số 81159/QĐ-SHTT, ngày 13/11/2018: Tên bằng độc quyền sáng chế: Chủng vi khuẩn Bacillus subtilis VTCC-B-51 thuần khiết về mặt sinh học.
  2. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2370, cấp theo Quyết định của Cục sở hữu trí tuệ, bộ KH&CN số 7708w/QĐ-SHTT, ngày 18/06/2020: Tên bằng độc quyền giải pháp hữu ích: Chế phẩm probiotic chứa chủng vi sinh vật Bacillus subtilis VTCC-B-51 thuần khiết về mặt sinh học.

Sản phẩm & Dịch vụ

  • Sản phẩm định hướng
  1. Chế tạo các dị nguyên có bản chất protein dùng cho chẩn đoán và điều trị một số bệnh dị ứng tại Việt Nam.
  2. Sản phẩm probiotic dùng cho người có tiềm năng ứng dụng và thương mại.
  3. Phát triển chế phẩm chito-oligosaccharide sản xuất từ vỏ tôm dùng trong nông nghiệp và y dược.
  • Dịch vụ
  1. Phân tích hệ vi khuẩn (microbiota) trong mẫu dựa trên kỹ thuật giải trình tự đa hệ gen (16S rDNA metagenomic sequencing).
  2. Thực hiện các dịch vụ khác theo sự phân công của Viện.

Một số hình ảnh nổi bật

Nhận giải thưởng Khoa học & Công nghệ 2020

Giao lưu với SV quốc tế tại với ĐH Kobe, Nhật Bản

NCS Hà bảo vệ đề cương

Tiếp phái đoàn Wallonie-Bruxelles, Bỉ, tại VNU

Trao đổi hợp tác tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, (MITE), Nhật Bản

Trao đổi hợp tác với ĐH Gachon, Hàn Quốc

Trao đổi hợp tác với ĐH Osaka, Nhật Bản