Phòng Công nghệ Nấm lớn

01:29 26/03/2021

Giới thiệu
   Phòng Công nghệ Nấm lớn- Viện vi sinh vật và Công nghệ Sinh học tiền thân là Trung tâm Công nghệ giống gốc Nấm – Đại học Tổng Hợp Hà Nội từ những năm 1990s, do GS.TSKH. Trịnh Tam Kiệt làm Giám đốc. Năm 2000 Trung tâm Công nghệ giống gốc Nấm sát nhập vào Trung tâm Công nghệ Sinh học (Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học)- Đại học Quốc gia Hà Nội với hình thức là một phòng nghiên cứu thuộc Viện. Phòng đã có nhiều nghiên cứu khoa học, được công bố trong nước và quốc tế về đa dạng và phân bố thành phần các loài nấm lớn ở Việt Nam cũng như các hoạt chất sinh học của chúng. Nối tiếp truyền thống nghiên cứu của phòng, phòng Công nghệ Nấm lớn hiện nay tiếp tục phát triển khoa học và công nghệ nấm ăn, nấm dược liệu, tìm hiểu tính đa dạng sinh học cũng như khả năng sinh hoạt chất sinh dược học và năng chuyển hoá sinh học của chúng.
Chức năng
   Nghiên cứu khoa học và ứng dụng về các loại nấm ăn, nấm dược liệu.
Nhiệm vụ
  • Nghiên cứu đa dạng, bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài nấm bản địa với đầy đủ bộ cơ sở dữ liệu.
  • Nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ mới vào nghiên cứu chọn tạo, nhân giống, sản xuất và nuôi trồng các loài nấm có tiềm năng ứng dụng, có giá trị cao trong đời sống và trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
  • Nghiên cứu hoạt tính sinh dược học từ các loài nấm ăn, nấm dược liệu, tiến tới phát triển các sản phẩm về sinh y, dược học có giá trị cao.
  • Chuyển giao các kết quả nghiên cứu về khoa học và công nghệ sản xuất nấm cho các cơ sở sản xuất trong nước phục vụ nông nghiệp, phục vụ đời sống con người.
  • Đào tạo, hướng dẫn học viên, sinh viên, cao học viên và nghiên cứu sinh thực hiện các đề tài dự án về khoa học và công nghệ nấm.
  • Hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sản xuất nấm.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học và các cấp có thẩm quyền giao.

Thành viên

  • GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt (Cố vấn khoa học)
  • TS. Lê Thị Hoàng Yến (Phụ trách phòng)
  • Email: yenlth@vnu.edu.vn
  • ThS. Đồng Thị Hoàng Anh
  • Email: hoanganhk55hua@gmail.com
  • CN. Trần Huyền Thanh
  • Email: thanhth@vnu.edu.vn
  • CN. Nguyễn Mỹ Linh
  • Email: nmlinh998@gmail.com

Các nhiệm vụ khoa học nổi bật

  • Nghiên cứu mối tương quan của nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorrhizatrong đất trồng ngô và sản xuất chế phẩm phân bón vi sinh hữu cơ; 2017-2018; Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ nhiệm TS. Lê Thị Hoàng Yến.
  • Nghiên cứu đa dạng nấm dược liệu có giá trị tại vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn (QG.20.66). 2020-2022. TS. Lê Thị Hoàng Yến.
  • Nghiên cứu tuyển chọn, nhân giống và công nghệ nuôi trồng nấm mối đen (Xerula radicata) và nấm lá sen (Pleurotus giganteus) chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội. 2020-2022; Đề tài cấp Sở Khoa học Công Nghệ Hà Nội; Chủ nhiệm TS. Lê Thị Hoàng Yến.

Các công bố khoa học nổi bật

  • Bài báo quốc tế:
  1. Baptiste J., T. H. Y. Le, T. K. V. Le, D. N. Vu and D. D. Nguyen (2020). Anti-cancer Immune-modulatory Activities of Panax genus extracts and bioactive cFood Reviews International, 1-24. (Q1)
  2. Le, T. H. Y, K. Yamaguchi, V. Duong, Y. Tsurumi, T. N. K. Nguyen and K. Ando (2021). Phylogeny and a new species of PolylobatisporaMycoscience, 62(3): 176-181 (Q2).
  3. Jean B.S., Nguyen, D.D., TrinhH., Vu D.N., Jean B.N., Tran H.T., Dong T.H.A., Le T.H.Y. (2022). Optimization of Panax notoginseng root extract hydrolysis by Cordyceps militaris derived glycosidase and bioactivities of hydrolysis products. Scientific African. https://doi.org/10.1016/j.sciaf.2021.e01082. (Q3).
  • Bài báo trong nước:
  1. Vũ Duy Nhàn, Lê Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Nhàn (2019) Ảnh hưởng của sắt và kẽm đến tổng hợp sinh khối, polysaccharide và protein của nấm Cordyceps militaris. Tạp chí di truyền Ứng dụng, Chuyên san Nấm và Công nghệ sinh học. 2019: 21-26.
  2. Lê Hồng Anh, Nguyễn Thị Mỹ Lệ, Vũ Duy Nhàn, Lê Thị Hoàng Yến (2019) Phân lập, phân loại và nuôi trồng thử nghiệm nấm mỡ gà (Pleurotus citrinopileatus) trên giá thể bông và mùn cưa. Tạp chí di truyền Ứng dụng, Chuyên san Nấm và Công nghệ sinh học. 2019: 107-111.
  3. Lê Thị Hoàng Yến, Trần Huyền Thanh, Đồng Thị Hoàng Anh, Lê Thanh Huyền, Nguyễn Mỹ Linh, Trịnh Tam Kiệt (2020) Phân lập, phân loại và nuôi cấy nấm lá sen Pleurotus giganteus Karun. & K.D.Hyde 2011. Tạp chí Di truyền Ứng dụng., Chuyên san Nấm và Công nghệ sinh học, 2020: 142-149
  4. Vũ Duy Nhàn, Lê Thị Hoàng Yến, Trần Huyền Thanh, Nguyễn Đức Doan, Nguyễn Thị Hương Nhu, Trịnh Đắc Hoành, Đỗ Vĩnh Trường. Tuyển chọn chủng vi khuẩn Bacillus subtilis NL812 có khả năng sinh enzyme β-Glucosidase để chuyển hóa ginsenoside từ tam thất, 2021, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, số 19, trang 11: 1489-1498.
  • Báo cáo hội nghị khoa học:
  1. Lê Thị Hoàng Yến. Optiminzing the medium for producing Arbuscular Mycorrhizal spore and the effect of innoculation on Maize growth. (2017) Hội nghị nấm học Châu Á(Hồ Chí Minh – Việt Nam)
  2. Lê Thị Hoàng Yến (2017). Nghiên cứu đa dạng khu hệ nấm lớn tại rừng Quốc gia Lang Biang BiDoup Núi Bà. Hội thảo Nấm học toàn quốc lần thứ nhất, Hà Nội, Việt Nam.
  3. Le Thi Hoang Yen (2018). An overview for mushroom science and mushroom cultivation in Viet Nam. The 12th  China Mushroom days. 34 (1-9). Phúc Kiến- Trung Quốc
  4. Le Thi Hoang Yen. An overview on the diversity of medicinal mushroom in Vietnam and their application study (2019). Third China-ASEAN Medical Education Forum on Pharmaceutical Sciences and Education, Guizhou 22-24, Jul. 2019.
  5. Le Thi Hoang Yen, Kaoru Yamaguchib, Yasuhisa Tsurumi, Duong Van Hop, Katsuhiko Ando (2019). Ribosomal DNA phylogenies reveal that Isthmolongispora is polyphyletic and proposal new species of this genus, Asian mycological congress 2019, 
  6. Trần Huyền Thanh, Đồng Thị Hoàng Anh, Trịnh Tam Kiệt, Lê Thị Hoàng Yến (2020). Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh từ dịch nuôi cấy và sinh khối lên men của chủng nấm hương Lentinus arcularius phân lập từ vườn quốc gia Hoàng Liên. Hội thảo Nấm học toàn quốc lần thứ III năm 2020 tại Đại học Tây Nguyên.
  7. Hoàng Vân Thanh, Hoàng Phú Hiệp, Hoa Thị Minh Tú, Nguyễn Hữu Trí, Lê Thị Hoàng Yến, Chu Hoàng Hà, Nguyễn Thị Minh Huyền (2020). Tác dụng của dịch chiết sinh khối nấm lên men chìm của Thượng Hoàng Phenillus linteusphân lập tại Lâm Đồng, Việt Nam lên một số dòng tế bào ung thư của người. Hội thảo Nấm học toàn quốc lần thứ III năm 2020 tại Đại học Tây Nguyên.
  • Đăng ký sở hữu trí tuệ:
  1. Quy trình lên men tam thất bắc bằng nấm Cordyceps militaris F471 để làm giàu hoạt chất ginsenosit K. Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số: 5861w/QĐ-SHTT ngày 13/04/2021.

Sản phẩm & Dịch vụ

  • Sản phẩm định hướng
  1. Nghiên cứu chọn tạo một bộ giống nấm ăn, nấm dược liệu quý.
  2. Các quy trình công nghệ nhân nuôi các loài nấm ăn, nấm dược liệu quý.
  3. Chế phẩm sinh y, dược học từ nấm ăn, nấm dược liệu.
  • Dịch vụ
  1. Cung cấp giống nấm ăn, nấm dược liệu: giống nấm sò, nấm linh chi, mộc nhĩ, nấm mối đen, nấm lá sen, nấm đông trùng hạ thảo,… có nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo chất lượng giống.
  2. Chuyển giao quy trình nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu: nấm sò, nấm linh chi, mộc nhĩ, nấm mối đen, nấm lá sen, nấm đông trùng hạ thảo,…
  3. Các khóa học về phân lập, phân loại, giữ giống, chọn tạo giống nấm ăn, nấm dược liệu.

Một số hình ảnh hoạt động