Phòng Sinh thái Vi sinh vật Ứng dụng

01:27 26/03/2021

Giới thiệu

   Vi sinh vật có mặt ở hầu hết các môi trường sinh thái nhờ sở hữu đa dạng các con đường trao đổi chất. Vi sinh vật là yếu tố chìa khóa trong các chu trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên, do vậy là nền tảng của các quy trình công nghệ xử lý các chất ô nhiễm trong môi trường. Phòng Sinh thái Vi sinh vật Ứng dụng được thành lập từ năm 2018 (trước đây là phòng Sinh thái Vi sinh vật), là một trong số ít các phòng thí nghiệm ở Việt Nam thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật trong mối tương tác với môi trường tự nhiên và với động, thực vật. Trên cơ sở đó, nghiên cứu hướng tới ứng dụng các quá trình chuyển hóa sinh học nhờ vi sinh vật để làm sạch chất ô nhiễm, giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng các quy trình/giải pháp công nghệ phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Chức năng

   Nghiên cứu vi sinh vật trong các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, tương tác của chúng với môi trường và động thực vật nhằm định hướng ứng dụng trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhiệm vụ

  • Nghiên cứu vi sinh vật tham gia các chu trình chuyển hóa C, N, Fe, S nhằm ứng dụng trong việc làm sạch các chất ô nhiễm trong môi trường sinh hoạt và sản xuất.
  • Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật trong các quy trình công nghệ yếm khí và kỵ khí xử lý loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải.
  • Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật trong các quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn.
  • Nghiên cứu hệ vi sinh vật nội sinh ở động vật và thực vật nhằm ứng dụng trong giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp.

Thành viên

  • TS. Đinh Thúy Hằng (Phụ trách phòng)
  • Email: dthang@vnu.edu.vn; dthangimbt@gmail.com
  • TS. Nguyễn Thị Hải
  • Email: haint@vnu.edu.vn
  • ThS. Nguyễn Duy Tới
  • Email: duytoi.bio@vnu.edu.vn
  • CN. Nguyễn Ánh Huyền
  • Email:nguyenanhhuyen_t61@hus.edu.vn
  • CN. Nguyễn Đăng Lưu
  • Email:nguyendangluu_t62@hus.edu.vn

Các nhiệm vụ khoa học nổi bật

  • Đa dạng sinh học của vi khuẩn kỵ khí ôxy hóa sắt (II), khử nitrat trong một số môi trường sinh thái và khả năng ứng dụng của chúng 2007 – 2009; Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ nhiệm TS. Đinh Thúy Hằng.
  • Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học hỗ trợ xử lý nitơ trong nước thải 1/2012 – 12/2012; Đề tài tiềm năng chương trình KC04, Bộ KHCN; Chủ nhiệm TS. Đinh Thúy Hằng.
  • Nghiên cứu phát triển sinh phẩm hỗ trợ công nghệ lên men tạo khí sinh học trong các điều kiện môi trường đặc biệt 2011 – 2013; Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ nhiệm TS. Đinh Thúy Hằng.
  • Nghiên cứu xây dựng công nghệ xử lý nước thải axit (AMD) từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản bằng biện pháp sinh học 2015 – 2017; Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ nhiệm TS. Đinh Thúy Hằng.
  • Nghiên cứu hệ vi sinh vật nội sinh phục vụ sản xuất chế phẩm phòng chống bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae pv. oryzae) và bệnh thối rễ (Dickeya zeae) trên cây lúa 12/2017 – 9/2021; Nhiệm vụ Nghị định thư Việt Nam – Italia; Chủ nhiệm TS. Đinh Thúy Hằng.

Các công bố khoa học nổi bật

  • Bài báo quốc tế:
  1. Dinh, H. T., Kuever, J., Mußmann, M., Hassel, A. W., Stratmann, M., Widdel, F. (2004). “Iron corrosion by novel anaerobic microorganisms”.  Nature  427(6977): 829-832. (Q1)
  2. Hop, D. V., Sakiyama, Y., Binh, C. T. T., Otoguro, M., Hang, D. T., Miyadoh, S., Luong, D. T., Ando, K. (2011). “Taxonomic and ecological studies of actinomycetes from Vietnam: isolation and genus-level diversity”.  The Journal of antibiotics  64(9): 599-606. (Q1)
  3. Enning, D., Venzlaff, H., Garrelfs, J., Dinh, H. T., Meyer, V., Mayrhofer, K., Hassel, A. W., Stratmann, M., Widdel, F. (2012). “Marine sulfate‐reducing bacteria cause serious corrosion of iron under electroconductive biogenic mineral crust”.  Environmental microbiology  14(7): 1772-1787. (Q1)
  4. Nguyen, H. T., Nguyen, H. L., Nguyen, M. H., Nguyen, T. K. N., Dinh, H. T. (2020). “Sulfate Reduction for Bioremediation of AMD Facilitated by an Indigenous Acidand Metal-Tolerant Sulfate-Reducer”.  Journal of Microbiology and Biotechnology  30(7): 1005 – 1012. (Q2)
  5. Bez, C., Esposito, A., Thuy, H. D., Nguyen Hong, M., Valè, G., Licastro, D., Bertani, I., Piazza, S., Venturi, V. (2021). “The rice foot rot pathogen Dickeya zeae alters the in‐field plant microbiome”.  Environmental Microbiology. (Q1)
  6. Bez, C., Thuy, H. D., Hong, M. N., Bertani, I., Venturi, V.  (2021). Pathobiome Studies as a Way to Identify Microbial Co-operators and/or Antagonists of the Incoming Plant Pathogen.  UNIPA Springer Series. 53-65.
  7. Le, C. P., Nguyen, H. T., Nguyen, T. D., Nguyen, Q. H. M., Pham, H. T., Dinh, H. T. (2021). “Ammonium and organic carbon co-removal under feammox-coupled-with-heterotrophy condition as an efficient approach for nitrogen treatment”.  Scientific reports  11(1): 1-11. (Q1)
  • Bài báo trong nước:
  1. Đinh Thúy Hằng, Trần Triết (2009). Quá trình cố định nitơ trong rừng ngập mặn Cần Giờ và các vi sinh vật tham gia.  Tạp chí Công nghệ sinh học  7 (1): 101 – 106.
  2. Nguyen Thi Hanh, Duong Van Hop, Nguyen Hong Minh, Dinh Thuy Hang (2009). An active PAH-degrading microbial consortium developed from dioxin-contaminated sediments via enrichment technique. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN  25 (3): 158-164.
  3. Nguyễn Thị Tuyền, Đinh Thúy Hằng (2009). Đa dạng vi khuẩn oxy hóa Fe (II) khử NO3-tại một số môi trường sinh thái ở Việt Nam. Tạp chí Công nghệ sinh học  7 (3): 371 – 379.
  4. Nguyễn Thị Tuyền, Nguyễn Minh Giảng, Vũ Hoàng Giang, Đinh Thúy Hằng (2009). Đa dạng vi khuẩn khử nitrat trong một số môi trường sinh thái ở Việt Nam và các chủng đại diện. VNU Journal of Science: Natural Sciences Technology  25 (4): 265 – 273.
  5. Nguyen Hong Minh, Van Hop Duong, Nguyen Thi Hanh, Dinh Thuy Hang (2010). Study on PAH degrading bacteria isolated from dioxin contaminated soil in Vietnam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN  26 (1): 27 – 35.
  6. Nguyễn Thị Tuyền, Đinh Thúy Hằng, Nguyễn Minh Giảng (2010). Nghiên cứu vi khuẩn ưu thế tham gia chu trình Fe trong các điều kiện môi trường khác nhau tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN  26 (1): 27 – 35.
  7. Le Phuong Chung, Nguyen Quynh Uyen, Nguyen Huynh Minh Quyen, Nguyen Thi Van, Dinh Thuy Hang (2012). Antimicrobial characteristics and taxonomical diversity among actinomycetes isolated from catba island, vietnam. Tạp chí Công nghệ sinh học  10 (1): 159 – 168.
  8. Nguyễn Minh Giảng, Nguyễn Thị Hằng, Phan Thị Phương Hoa, Đinh Thúy Hằng (2012). PHÂN LẬP VI KHUẨN OXY HÓA SULFIDE TRONG ĐIỀU KIỆN HIẾU KHÍ VÀ KỴ KHÍ. Tạp chí Công nghệ sinh học  10 (2): 397 – 392.
  9. Thái Mạnh Hùng, Tạ Mạnh Hiếu (2012). ĐỘNG HỌC CỦA QUÁ TRÌNH TẠO BIOGAS VÀ QUẦN THỂ METHANOGEN TRONG BỂ LÊN MEN KỴ KHÍ Ở NHIỆT ĐỘ CAO XỬ LÝ KẾT HỢP BÙN THẢI VÀ RÁC HỮU CƠ. Tạp chí Công nghệ sinh học  10 (1): 179 – 187.
  10. Đinh Thúy Hằng, Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Thị Hằng, Hoàng Văn Thái (2013). Nuôi tăng sinh vi khuẩn nitrat hóa đạt mật độ tế bào cao trên thiết bị lên men. Tạp chí Công nghệ sinh học 11 (2): 303 – 309.
  11. Nguyễn Thu Hoài, Nguyễn Thị Hải, Dương Chí Công, Nguyễn Lân Dũng, Đinh Thúy Hằng (2013). Phân lập cổ khuẩn sinh methane ưa mặn Methanosarcina sp. M37 từ trầm tích biển Cát Bà, Việt Nam. Tạp chí Công nghệ sinh học 11 (2): 363 – 368.
  12. Nguyễn Thu Hoài, Nguyễn Thị Tuyền, Nguyễn Lân Dũng, Đinh Thuý Hằng (2014). Làm giàu và phân lập vi sinh vật nhóm Methanogen từ trầm tích biển Việt Nam. Tạp chí Công nghệ sinh học 12 (1): 373-380.
  13. Nguyen Thi Hai, Dinh Thuy Hang (2016). Treatment of acidic wastewater from Thien Ke tin processing factory by sulfate reducing bioreactor: a pilot scale study. Vietnam Journal of Biotechnology 14 (4): 777-784.
  14. Nguyễn Thị Hải, Đinh Thuý Hằng (2016). Nghiên cứu loại sắt trong nước thải acid từ mỏ khoáng sản (AMD) kết hợp xử lý nước thải chăn nuôi trong mô hình bể sinh học khử sulfate. Tạp chí Công nghệ sinh học 14 (2): 369 – 375.
  15. Nguyen Van Hung, Dinh Thuy Hang (2016). STUDY ON THE USE OF ACIDOPHILIC IRON OXIDIZING BACTERIA FOR DISSOLVING IRON FROM LOW-GRADED CHALCOPYRITE ORES. Vietnam Journal of Science Technology 54 (4A): 164-164.
  16. Đỗ Thu Hồng, Nguyễn Thu Hoài, Bùi Thị Việt Hà, Đinh Thúy Hằng (2017). Nghiên cứu nuôi tăng sinh tổ hợp vi sinh vật kỵ khí BKM có khả năng lên men sinh methane trong điều kiện nước biển. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN – Khoa học tự nhiên và Công nghệ 33 (1S): 237 – 245.
  17. Le Phuong Chung, Nguyen Thi Hai, Nguyen Huynh Minh Quyen, Pham The Hai, Dinh Thuy Hang (2021). Iron reducing β- and γ-proteobacteria isolated from laboratory-scaled heterotrophic feammox bioreaction.  Vietnam Journal of Biotechnology  19 (2): 359 – 369.
  • Báo cáo hội nghị khoa học:
  1. Đinh Thúy Hằng, Nguyễn Thu Hoài, Đỗ Ngọc Lanh, Nguyễn Minh Giảng, Nguyễn Thị Anh Đào, Lê Thị Hoàng Yến, Dương Văn Hợp (2009). Khảo sát và đánh giá vai trò của vi sinh vật trong môi trường nhiễm chất da cam/dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Tập san Hội nghị Sinh thái toàn quốc, Hà Nội 10/2009, Trang 1328.
  2. Nguyễn Thu Hoài, Dương Chí Công, Đinh Thúy Hằng (2013) Tận thu năng lượng từ rong biển qua phân hủy kỵ khí trong điều kiện nước mặn. Tập san Hội nghị CNSH toàn quốc, 2013.
  3. Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Lan Hương, Đinh Thúy Hằng (2018) Tìm kiếm vi khuẩn khử arsenate (As5+) nhằm mục đích ứng dụng trong xử lý nước thải nhiễm arsen bằng biện pháp sinh học. Tập san Hội nghị khoa học công nghệ sinh học toàn quốc 2018, 1078-1084.
  • Đăng ký sở hữu trí tuệ:
  1. Bằng độc quyền sáng chế số 20127: Chủng vi khuẩn Desulfovibrio oxamicus S4 thuần khiết về mặt sinh học để ứng dụng trong việc xử lý nước thải axit từ mỏ.
  2. Bằng độc quyền sáng chế số 26550: Chủng vi khuẩn Pediococcus pentosaceus Pd1 thuần khiết về mặt sinh học, phân lập được từ phân trẻ sơ sinh, có đặc tính lợi khuẩn.
  3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2687: Quy trình sản xuất hạt bùn chứa vi sinh vật kỵ khí ưa mặn được vi bao bằng alginat.

Sản phẩm & Dịch vụ

  • Sản phẩm định hướng
  1. Phát triển các quy trình công nghệ xử lý nước thải ở điều kiện kỵ khí và yếm khí.
  2. Phát triển các chế phẩm sinh học từ vi sinh vật phục vụ xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải từ các quy trình sản xuất công nghiệp/nông nghiệp.
  3. Phát triển các chế phẩm sinh học từ vi sinh vật phục vụ xử lý chất thải rắn và phế phụ phẩm nông nghiệp.
  4. Phát triển các chế phẩm sinh học từ vi sinh vật phục vụ xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản.
  • Dịch vụ
  1. Phân tích vi sinh vật kỵ khí.
  2. Bảo quản vi sinh vật kỵ khí bằng phương pháp mao quản thủy tinh.
  3. Phân tích thành phần khí CH4, N2, H2.
  4. Đào tạo kỹ thuật PCR-DGGE, FISH.

Một số hình ảnh hoạt động

Hội thảo quốc tế về vi khuẩn nội sinh thực vật 2019
Hội thảo quốc tế về vi khuẩn nội sinh thực vật 2019


Nhận giải thưởng KHCN của Viện năm 2020


Bảo vệ TS. Nguyễn Thị Hải 3/2021


Bảo vệ cấp cơ sở của NCS. Lê Phương Chung 7/2021